CK ngày 1/4: VN-Index tăng mạnh sau tin từ phiên họp Chính phủ

01/04/2009 13:47 GMT+7 | Thế giới

Thị trường đi lên mạnh mẽ, với đại đa số cổ phiếu tăng trần ngay ở đầu đợt khớp lệnh mở cửa sau khi thông tin về gói kích cầu mới của Chính phủ được công bố. Rất nhiều CTCK cũng đưa ra nhận định thị trường đang có những cơ sở hỗ trợ để có thể nóng thêm trong thời gian tới. Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm xuống, tuy nhiên chủ yếu do lượng cung hạn chế mỗi khi thị trường hồi phục mạnh. Gần 90% số mã chứng khoán niêm yết tăng giá trong phiên giao dịch sáng nay (1/4). Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này lại đẩy mạnh bán ròng.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 289,52 điểm, tăng 8,85 điểm (tương đương tăng 3,15%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 20.483.880 đơn vị, giảm 9,75% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 424,533 tỷ đồng, giảm 14,49% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công trong phiên này đạt 1.700.450 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 25,34 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 22.184.330 đơn vị (giảm 3,37% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 449,871 tỷ đồng (giảm 10,79%).

Hôm qua, trong phiên giao ban trực tuyến với các tỉnh thành, Chính phủ đã họp bàn việc tập trung kích cầu tiêu dùng cho thị trường nông thôn, cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi để mua xe máy, công nông, máy móc nông nghiệp, vật liệu xây dựng làm nhà... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, tăng trưởng GDP quý 1 (3,1%) được nhiều chuyên gia cho là "chạm đáy" nhưng đã hé lộ nhiều tín hiệu tạo đà đi lên. Điều này cho phép Chính phủ có căn cứ tin tưởng rằng, tăng trưởng quý 2 sẽ cao hơn và kinh tế đang dần phục hồi. Trong 10 ngày tới, các bộ ngành sẽ phải cụ thể hóa các chỉ đạo từ sau cuộc họp này thành văn bản hướng dẫn chi tiết sao cho các giải pháp bổ sung sẽ hỗ trợ tích cực cho 5 nhóm giải pháp hiện có.

CTCK HSC nhận định, thị trường sẽ tiếp tục nóng lên, do đó việc đi lên trong một vài phiên tới sẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Phân tích kỹ thuật cho thấy mức trung bình biến động ngắn hạn chạm mức trung bình biến động 50 ngày, mà theo kinh nghiệm trong quá khứ, khi 2 đường này gặp nhau, thị trường có khả năng mạnh lên trong ít nhất 1 tháng. Như vậy chúng ta đã có đủ bằng chứng kỹ thuật để có thể mua vào.

Trong tuần này, sau khi Mỹ công bố một số số liệu quan trọng cũng như sau khi nhóm các nước G20 nhóm họp vào cuối tuần này, thị trường thế giới hoặc sẽ hỗ trợ hoặc sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường Việt Nam.

CTCK FPTS thận trong hơn khi khuyến nghị đây là thời điểm nhạy cảm. Sau 2 phiên điều chỉnh, thị trường chung có dầu hiệu phục hồi, nhiều khả năng trong 1,2 phiên tới VN-Index sẽ quay đầu để kiểm chứng lại vùng đỉnh 287-290 được thiết lập cách đấy không lâu, rồi sai đó sẽ xác lập xu thế mới, vì vậy các nhà đầu tư nên thận trọng ở những thời điểm này.

CTCK Âu Việt khuyến nghị nhà đầu tư cẩn trọng trong quyết định mua vào, nên tìm hiểu thật kỹ tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước khi có quyết định đầu tư. Trong thời gian tới, KQKD quý I/2009 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết.

Trở lại với diễn biến phiên giao dịch sáng nay, nhận được nhiều thông tin hỗ trợ, thị trường đã có thêm sức bật để tăng điểm ngay từ khi mở cửa. Hầu hết các mã bluechip đều có dấu hiệu nóng lên và chạm giá trần.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 1,4 điểm, lên 282,07 điểm (tương đương tăng 0,50%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.410.230 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 24,23 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 142 mã tăng giá, 24 mã đứng giá tham chiếu, 14 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 37 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn là FPC, SFC, BAS.

Những phút đầu của đợt khớp lệnh liên tục, thị trường có phần chùng xuống trước một số quyết định bán ra tuy nhiên sức ép về lượng cung không lớn trong khi những đánh giá lạc quan về khả năng tăng điểm bền vững của thị trường kéo sức cầu tăng mạnh. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 8,52 điểm, lên 289,19 điểm (tương đương tăng 3,04%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 17.893.050 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 373,76 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 289,52 điểm, tăng 8,85 điểm (tương đương tăng 3,15%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 20.483.880 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 424,53 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 159 mã tăng giá, 15 mã giảm giá, 7 mã đứng giá tham chiếu là DHG, GTA, HT1, IFS, LBM, PNC, HLA. Trong đó, có 80 mã tăng trần nhưng vẫn còn 7 mã giảm sàn là BTC, COM, FPC, LGC, VHC, BAS, MTG. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 4 mã không còn dư mua là LGC, BTC, COM, FPC.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu tăng giá và 1 cổ phiếu giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã tăng trần là DPM, FPT, HPG, VPL.

Cụ thể, FPT tăng 2.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,90%), đạt 47.100 đồng. VPL tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,08%), đạt 51.000 đồng. PVD tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,42%), đạt 60.500 đồng. VIC tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,48%), đạt 42.000 đồng. HPG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,89%), đạt 32.200 đồng. DPM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,75%), đạt 33.100 đồng. VNM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,91%), đạt 80.000 đồng. PVF tăng 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,12%), đạt 19.300 đồng.

Mã duy nhất giảm giá là HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,93%), còn 53.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 2,4 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 11,79% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.900 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 700 đồng (tương đương 4,32%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 28,98% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 4 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là HT2, RHC, HBD, LSS. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5%, mã BTC đóng cửa chỉ còn 19.000 đồng/cổ phiếu (giảm 1.000 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 2 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng, lên mức 79.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 7 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, COM là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.800 đồng, xuống còn 34.800 đồng/cổ phiếu, với 2.870 cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá, trong đó có 2 mã tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,38%), đạt 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (tương đương 2,82%), đạt 7.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 4,35%), đạt 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,33%), đạt 3.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 53 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 922.390 đơn vị, bằng 4,50% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, STB được họ mua vào nhiều nhất với 166.070 đơn vị, chiếm 6,87% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như DPM (127.030 đơn vị), SSI (113.750 đơn vị), FPT (102.200 đơn vị) và PPC (88.120 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SDN (94,44%), VPL (92,40%), TRI (51,60%), ABT (44,57%) và HT1 (36,46%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 40 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 2.236.870 đơn vị, bằng 10,92% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã STB được họ bán ra nhiều nhất với 1.000.000 đơn vị, chiếm 41,40% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DHG (96,89%), DMC (78,64%), IMP (60,61%), PVD (58,52%) và PNC (56,09%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

16.900

700

4,32%

2.415.720

SSI

28.800

1.300

4,73%

1.017.130

DPM

33.100

1.500

4,75%

847.900

HPG

32.200

1.500

4,89%

847.700

REE

25.500

1.200

4,94%

807.330

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HT2

14.700

700

5,00%

95.370

HBD

10.500

500

5,00%

610

LSS

12.600

600

5,00%

10.820

RHC

21.000

1.000

5,00%

3.330

SFI

46.300

2.200

4,99%

18.920

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

BTC

19.000

(1.000)

-5,00%

2.190

COM

34.800

(1.800)

-4,92%

2.870

LGC

21.400

(1.100)

-4,89%

17.160

FPC

16.100

(800)

-4,73%

2.110

VHC

20.400

(1.000)

-4,67%

120



HASTC-Index tự tin vượt mốc 100 điểm
 
Sàn Hà Nội sáng nay (1/4) tiếp tục có một phiên tăng điểm khá mạnh, giúp chỉ số HASTC-Index tự tin vượt qua mốc 100 điểm một cách dễ dàng. Thông tin về gói kích cầu mới của Chính phủ được công bố trong phiên họp ngày hôm qua (31/3), cùng việc thị trường chứng khoán toàn cầu có một phiên hồi phục là nguyên nhân chính giúp 3/4 số cổ phiếu đang niêm yết trên sàn này tăng điểm.
 
Rất nhiều nhà đầu tư cho rằng phiên giao dịch hôm nay (1/4) sẽ mở đầu một trang mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hy vọng đây không phải là ngày Cá tháng Tư!
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/04/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 100,83 điểm, tăng 2,46 điểm (tương đương tăng 2,50%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 11.811.100 đơn vị, tăng 11,65% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 222,6 tỷ đồng, tăng 6,69%.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 4 cổ phiếu là STL, TBC, S55 và VNC với tổng khối lượng giao dịch là 70.000 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 1,24 tỷ đồng. Trong đó, mã STL được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 50.000 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 925 triệu đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 11.881.100 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 223,84 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 10.931 lệnh mua với tổng khối lượng là 19.708.900 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 8.251 với tổng khối lượng bán là 14.440.300 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là KLS, ACB, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 3.630.400, 2.789.300, 1.393.400 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là KLS, ACB, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 2.620.800, 2.570.400, 1.006.000 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là KLS, BVS, TBC với khối lượng đặt tương ứng là 1.009.600, 512.000, 440.500 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là KBC, DC4, BLF với khối lượng đặt tương ứng là 116.400, 24.700, 18.500 đơn vị.


Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 134 mã tăng giá, 13 mã đứng giá tham chiếu, 24 mã giảm giá, và 6 mã không có giao dịch là HEV, HSC, BST, QTC, QST, HLC. Trong đó có 21 mã tăng trần và 4 mã giảm sàn là LBE, MCO, TPH, PTM. Đáng chú ý về cuối phiên, chỉ có 5 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là LBE, MCO, TPH, VC6, PTM và 44 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Cụ thể, VNR tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tăng 5,43%), đạt 33.000 đồng với 9.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tăng 6,76%), đạt 22.100 đồng với 249.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tăng 5,34%), đạt 27.600 đồng với 437.000 cổ phiếu được giao dịch thành công. ACB tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (tăng 4,20%), đạt 29.800 đồng với 1.854.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tăng 6,45%), đạt 16.500 đồng với 287.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tăng 2,50%), đạt 41.000 đồng với 92.800 cổ phiếu được giao dịch thành công.

PVI tăng 900 đồng/cổ phiếu (tăng 3,49%), đạt 26.700 đồng với 109.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS tăng 500 đồng/cổ phiếu (tăng 5,62%), đạt 9.400 đồng với 509.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 500 đồng/cổ phiếu (tăng 4,76%), đạt 11.000 đồng với 884.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG tăng 400 đồng/cổ phiếu (tăng 2,58%), đạt 15.900 đồng với 423.800 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SPP đạt 12.400 đồng/cổ phiếu, tăng 800 đồng (tương đương 6,90%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 200 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là PTM khi tụt xuống mức 12.500 đồng/cổ phiếu, giảm 900 đồng (tương đương 6,72%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 500 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì S99 là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.100 đồng lên mức 36.700 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 59 nghìn cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu VNR tăng 1.700 đồng lên mức 33.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 10 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, PTM là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 900 đồng xuống còn 12.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 500 cổ phiếu. Tiếp theo là SRA giảm 700 đồng xuống còn 11.400 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 38 nghìn cổ phiếu.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là KLS với hơn 2,62 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 13.300 đồng/cổ phiếu, tăng 800 đồng (tương đương 6,40%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 53,40% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 14 mã với tổng khối lượng là 37.900 cổ phiếu và bán ra 15 mã với tổng khối lượng là 92.800 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VC5 khi mua vào 9.800 đơn vị, chiếm 43,36% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là SCJ, LTC, VSP, BCC với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 9.500, 7.000, 2.000, 2.000 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BVS với 50.000 cổ phiếu, chiếm 20,01% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KBC, TC6, TXM, SIC với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 14.500, 10.000, 4.000, 3.000 cổ phiếu.
 
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
+/-
%
KLGD
KLS
13.300
800
6,40
2.620.800
ACB
29.800
1.200
4,20
1.854.800
BCC
11.000
500
4,76
884.800
BTS
9.400
500
5,62
509.400
PVS
27.600
1.400
5,34
437.000
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
SPP
12.400
800
6,90
200
CCM
18.700
1.200
6,86
8.700
PJC
14.100
900
6,82
10.400
PVC
23.500
1.500
6,82
44.400
CJC
20.500
1.300
6,77
100
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
PTM
12.500
(900)
(6,72)
500
LBE
8.500
(600)
(6,59)
4.000
TPH
8.600
(600)
(6,52)
5.100
MCO
8.900
(600)
(6,32)
7.100
SRA
11.400
(700)
(5,79)
38.000

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm