12/09/2015 05:31 GMT+7 | Âm nhạc
(lienminhbng.org) - Không nằm ngoài dự đoán, kết quả cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội năm 2015: Việt Nam thắng thế với những “hạt giống” đang được ươm mầm ở bảng A, B nhưng thất thế với những tài năng đang ở độ tuổi trưởng thành bảng C (không có giải thưởng chính).
1. Đây là năm thứ 3, bảng C không có giải Nhất. Điều đáng nói, bảng C là bảng thí sinh ở độ tuổi mà tài năng đang ở độ chín, nhiều năng lượng, phong độ và ẩn chứa nhiều cơ hội bứt phá trong sự nghiệp. Những thí sinh ở bảng C thực sự là những gương mặt triển vọng trong tương lai gần của nền piano nước nhà. NSND Đặng Thái Sơn đoạt giải thưởng Chopin danh giá cũng ở tuổi 22.
Tuy nhiên, hi vọng duy nhất của Việt Nam tại cuộc thi năm nay là Vũ Hoàng Cương cũng chỉ giành được giải Khuyến khích. Giải Nhất, Nhì, Ba đều thuộc về các thí sinh đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nếu cách đây 3 năm, khi lần đầu tiên Cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội diễn ra, NSND Đặng Thái Sơn, Chủ tịch danh dự, từng lý giải việc thí sinh Việt Nam không đạt giải cao là vì chưa có thời gian chuẩn bị kỹ cho cuộc thi, thì năm nay, ông chỉ nói ngắn gọn “ở đâu thí sinh quốc tế đông thì ở đó thí sinh Việt Nam...vắng”.
Trước cuộc thi, NGND Trần Thu Hà cũng đã chia sẻ, “sau nhiều năm đào tạo, chúng tôi xác định mục đích chính của mình là ươm mầm những tài năng ở độ tuổi nhỏ, để tạo điều kiện cho các em có cơ hội học tập ở môi trường quốc tế khi trưởng thành”.
Như vậy, rõ ràng là tài năng piano của Việt Nam cũng đã và đang “chảy máu chất xám” từ rất sớm.
Đó là một phần trả lời cho câu hỏi: tại sao mức độ khó của cuộc thi càng lên cao (đặc biệt là phần thi bắt buộc) thì thí sinh của Việt Nam càng đuối. Chỉ cần nhìn vào bài thi của các thí sinh đã thấy sự chênh lệch về kỹ thuật, chưa nói đến khả năng trình diễn.
Mà hiện nay, giáo trình giảng dạy piano của Học viện Âm nhạc Quốc gia vẫn nặng theo trường phái Nga, trong khi thế giới đã mở rộng với nhiều nguồn khác nhau cũng không còn là câu chuyện mới đến giờ này.
Bên cạnh đó,với các thí sinh Việt Nam đoạt giải cũng đều là những thí sinh đã từng có cơ hội “chinh chiến” tại các cuộc thi trong khu vực trước đó như Ngô Phương Vy, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Bá Duy Anh.
2. Kết thúc mỗi cuộc thi, giải thưởng luôn là tiêu điểm được nhắc đến nhiều nhất. Với một cuộc thi tài năng nghệ thuật hàn lâm như Cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Và cũng đáng để nói khi năm nào thí sinh Việt Nam cũng đông nhưng giải thưởng chính thì lại tỉ lệ nghịch.
Tuy nhiên, với NSND Đặng Thái Sơn, sự quan tâm ấy sẽ đáng giá hơn khi đặt câu hỏi: “những tài năng đoạt giải của mùa trước, nay đang ở đâu”?
Hiện nay, Lưu Hồng Quang hay Vicent Vũ (người Canada gốc Việt) – những thí sinh từng đoạt giải tại cuộc thi Piano Quốc tế Hà Nội 2010 - đều đang theo học tại lớp của NSND Đặng Thái Sơn tạitrường đại học Montreal, Canada. Ông đánh giá những tài năng này đang có những lộ trình học tập và phát triển rất tốt.
Nếu Lưu Hồng Quang vừa giành giải Nhì tại cuộc thi Euregio Piano Award, Đức (tháng 7) thì Vicent Vũ cũng đã có nhiều buổi trình diễn tại Nga và tháng 10, tài năng này sẽ có một buổi biểu diễn ra mắt khán giả nước nhà cùng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam.
“Cuộc thi Piano quốc tế Hà Nội là một trong những hoạt động cần được khích lệ ở Việt Nam.Hiện nay, trên thế giới không chỉ có hàng ngàn các cuộc thi piano mà các trại Hè cũng diễn ra phong phú. Thậm chí, các hoạt động của trại Hè còn quan trọng hơn cả những cuộc thi.
Vì thế, dự kiến, giải thưởng của tôi dành riêng cho các thí sinh đoạt giải của Việt Nam vào những mùa thi sau cũng sẽ được chuyển đổi từ tiền mặt sang các khóa học bổng, đi trại Hè thế giới. Với kết quả năm nay, tôi tin chắc khả năng của các tài năng của Việt Nam sẽ vươn lên rất nhiều trong tương lai” – NSND Đặng Thái Sơn nhận định.
Con trai Quốc Trung nhận “hat-trick” giải thưởng |
* Kết quả Bảng A (10 - 13 tuổi): |
Lam Anh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất