(lienminhbng.org) -
Tại LHP Việt Nam những năm trước, ở LHP Việt Nam 18 khai mạc hôm nay (14/10) tại thành phố biển Quảng Ninh, sẽ chỉ có 4 phim nhà nước tranh giải cùng 19 phim tư nhân. Dường như không chỉ mất vai trò chính trong đời sống điện ảnh nước nhà mà “phim nhà nước đã bị dồn đến chân tường”, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, người vừa giới thiệu với khán giả bộ phim được làm bằng kinh phí nhà nước Những người viết huyền thoại thẳng thắn nói. Với đặc thù riêng của nền điện ảnh Việt Nam, hiện vẫn song hành hai hệ thống làm phim : Phim nhà nước (do Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ), Phim tư nhân (do các hãng phim tư nhân độc lập sản xuất). Trong lịch sử 17 lần tổ chức LHP Việt Nam (từ năm 1970), LHP Việt Nam lần thứ 14 (tổ chức năm 2004 tại Buôn Ma Thuột) lần đầu tiên có sự góp mặt của phim tư nhân (trước đó LHP Việt Nam chỉ là sân chơi của điện ảnh Nhà nước). Và Những cô gái chân dài (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, hãng phim Thiên Ngân) cũng là phim tư nhân đầu tiên đoạt giải (Bông sen Bạc) tại LHP Việt Nam. Tuy nhiên giải thưởng cao nhất tại LHP Việt Nam-Bông sen Vàng cho tới nay vẫn là “độc quyền” của phim Nhà nước.
TT&VH Cuối tuần đưa ra một cái nhìn tổng thể về dòng phim Nhà nước đặt trong bối cảnh nền điện ảnh Việt Nam 2013 l
Hai bộ phim Nhà nước tham gia LHP Việt Nam lần thứ 18 sắp tới,
Cát nóng và
Đam mê, sau khi chiếu tại LHP Quốc tế Hà Nội tháng 11/2012 đều bị báo chí xếp vào hàng “phim thảm hoạ”. Tháng 7/2013
Cát nóng ra rạp nhưng ở hầu hết các hệ thống rạp lớn đều không trụ nổi 3 ngày, các suất chiếu liên tục bị hủy vì không đủ khán giả. Các rạp nhà nước vì nể tình “người nhà” cố gắng cho
Cát nóng ở lại hơn 1 tuần. Còn
Đam mê, chưa biết ngày nào ra rạp.
Nhà nước đã chi hơn 16 tỉ để làm hai bộ phim nói trên.
Ngoài khoản doanh thu còm cõi, nếu nhìn từ góc độ phục vụ tốt cho quốc dân đồng bào, thì với số lượng người xem “hẻo” như vậy, mục tiêu ấy cũng khó đạt được. Đây vốn là một câu chuyện dài từ năm này sang năm khác.
Xem danh sách một số phim nhà nước đặt hàng từ năm 1995 đến 2005 sẽ thấy kinh phí đầu tư mỗi năm lại tăng thêm. Trong đó có những phim đối ngoại, làm xong ra mắt một lần và tặng luôn cho nước bạn như
Bông sen, Cầu ông Tượng. Bên cạnh một số phim bị xếp hàng “thảm hoạ”, vẫn có những bộ phim được giới phê bình và báo chí đánh giá cao như
Hà Nội mùa đông năm 46, Ngã ba Đồng Lộc, Đừng đốt… nhưng doanh thu phòng vé vẫn rất thấp nếu so với kinh phí đầu tư.
10 phim nhà nước đặt hàng từ 1995 đến 2005 |
Phim và năm sản xuất | Kinh phí sản xuất |
Đất nước đứng lên (1995) | 1 tỉ 910 triệu. |
Tổ quốc tiếng gà trưa (1996) | 2 tỉ 527 triệu |
Ngã ba Đồng Lộc (1997) | 2 tỉ 165 triệu |
Hà Nội mùa đông năm 46 (1997) | 3 tỉ 463 triệu |
Bông sen (1998) | 4 tỉ |
Hà Nội 12 ngày đêm (2002) | 7 tỉ |
Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong (2003) | 15 tỉ |
Ký ức Điện Biên (2004) | 13 tỉ |
Giải phóng Sài Gòn (2005) | 12 tỉ 500 triệu |
Cầu Ông Tượng (2005) | 16 tỉ |
(Còn tiếp)Ngọc Diệp
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần