Chữ và nghĩa: 'Điểm phần trăm' là điểm gì vậy?

17/06/2020 07:04 GMT+7

(lienminhbng.org) - Gần đây, khi so sánh tương quan số người ủng hộ các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới (2021-2025, sẽ bầu vào tháng 11/2020), các báo hay các trung tâm điều tra xã hội học hay đưa ra khái niệm "điểm phần trăm".

Chữ và nghĩa: 'Đóng cửa' mà cửa… vẫn mở?

Chữ và nghĩa: 'Đóng cửa' mà cửa… vẫn mở?

Có gì lạ hay đặc biệt đáng nói ở đây đâu nhỉ? "Đóng cửa" hay "mở cửa" không chỉ là "chuyện thường ngày ở huyện" mà là chuyện thường ngày ở mỗi gia đình.

Thí dụ: "Cuộc thăm dò của EPIC-MRA cho thấy ông Biden vượt qua Tổng thống Trump với cách biệt tới 12 điểm phần trăm (53% so với 41%)" (Vietnam+, 7/6/2020). "Reuters và TTXVN đưa tin, ngày 7-6, theo kết quả thăm dò mới được công bố về cuộc chạy đua vào Nhà trắng năm nay, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ J. Biden đã gia tăng cách biệt về tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ D. Trump tại bang "chiến địa" Michigan. Ông J. Biden đã vượt qua ông D. Trump với cách biệt lên tới 12 điểm phần trăm (nhandan.com.vn, 9/6/2020). Vậy "điểm phần trăm" được hiểu là gì?

Điểm phần trăm” là một cụm từ có 3 âm tiết, phái sinh từ từ gốc là “điểm”. Vậy trước hết ta phải bắt đầu bằng “điểm”.

“Điểm” trong tiếng Việt hiện nay (theo Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) có tới 13 nét nghĩa. Trong 7 nét nghĩa của mục từ “điểm” là danh từ, có một nét nghĩa liên quan tới vấn đề ta đang bàn, chỉ "đơn vị quy định được tính bằng con số để đánh giá chất lượng, thành tích học tập, thể thao hoặc lao động".

Như vậy, việc định mức độ giá trị các kết quả nào đó trong một lĩnh vực nào đó bằng điểm số là một phương thức định giá bình thường, đơn giản, thông dụng và hiệu quả từ trước tới nay. Định giá công xá cho công nhân, nông dân, học sinh, vận động viên… không gì tốt hơn bằng "điểm hóa".

Từ cách đánh giá định lượng sử dụng cơ số 10 của dãy số tự nhiên (1, 2, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0), người ta có thể sử dụng nhiều thang điểm (hệ thống phân cấp giá trị tuỳ theo từng trường hợp, từng tổ chức, từng cơ quan quy định) sao cho phù hợp (thang điểm 5, 10, 20, 50, 100...) và tiếp tục "chẻ nhỏ" bằng hệ số thập phân.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các trường phổ thông của miền Bắc Việt Nam những năm 1960 - 1970 (khi còn áp dụng hệ 10 năm) thường lấy thang điểm 5. Sau này dùng thang điểm 10. Một số cơ sở đào tạo cao học của ta hiện nay vẫn chi tiết hoá đánh giá theo bảng điểm thang 20.

"Thang phần trăm" là thang phân cấp ra các phần, mà mỗi phần bằng một đơn vị (nào đó) chia đều cho một trăm (100), ký hiệu là %. Muốn tính một đại lượng nào đấy với tương quan tổng thể, người ta lấy tổng thể chia cho 100, rồi lấy đại lượng đó chia cho thương số vừa chia, sẽ ra tỉ lệ phần trăm. Ví dụ Trường A có 750 học sinh thi đại học, số đỗ là 450. Vậy tỉ lệ phần trăm đỗ sẽ là: 450: (750:100) = 60%. Trường B có 910 học sinh thi, đỗ 746. Vậy tỉ lệ phần trăm đỗ là: 746: (910:100) = 81,9%.

"Điểm phần trăm" là đơn vị chỉ sự khác biệt số học của 2 trị số phần trăm (trong cùng một hệ giá trị đang tính). Thí dụ. người ta so sánh tỉ lệ đỗ đại học của Trường A và B (vừa tính, 60% và 81,9%) thì tỉ lệ Trường A thấp hơn Trường B là 81,9 - 60 = 21,9 (điểm phần trăm).

Khi chỉ tính tương quan một đại lượng riêng biệt với tổng thể ta sẽ có tỉ lệ phần trăm, còn so sánh hai đại lượng với nhau (trong cùng hệ giá trị) thì ta có "điểm phần trăm".

Hiện nay, các tổ chức điều tra xã hội học tại Mỹ, thường so sánh tương quan của các "đương sự" tham gia một sự kiện nào đó (cụ thể là cuộc chạy đua ghế Tổng thống Mỹ) bằng"điểm phần trăm". Các thông tin trong bảng hỏi được chi tiết sao cho có kết quả chân thực nhất và thường được thực hiện nhân một sự kiện nào đó vừa diễn ra (như thăm dò dư luận, đánh giá về quan điểm, cách ứng phó trước dịch covid-19, trước nạn thất nghiệp, trước vụ cảnh sát siết cổ đến chết G. Floyd, trước làn sóng biểu tình về vụ này đang lan rộng...).

Từ điển tiếng Việt hiện nay chưa có mục từ “điểm phần trăm”. Nếu có thì từ này nên được định nghĩa là "điểm của một đại lượng tính theo tỷ lệ 1/100, ký hiệu %".

PGS-TS Phạm Văn Tình

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm