Chữ và nghĩa: 'Trẻ trâu' nhưng chẳng thấy 'trâu'

02/10/2019 06:45 GMT+7

(lienminhbng.org) - “Trẻ trâu”, dĩ nhiên là phải liên quan tới trâu (một gia súc nuôi để lấy sức kéo hoặc để làm thịt) chứ nhỉ? Bởi đây là cách nói rút gọn của “trẻ chăn trâu".

Chữ và nghĩa: Từ 'Chết chịu' nghĩ về cấu trúc 'x + chịu'

Chữ và nghĩa: Từ 'Chết chịu' nghĩ về cấu trúc 'x + chịu'

NXB Hội Nhà văn vừa cho ra mắt tác phẩm "Chết chịu" của nhà văn Pháp Louis-Ferdinand Céline (qua bản dịch của dịch giả Dương Tường). Tôi không có ý định bàn về cuốn sách từ phương diện phê bình văn học mà chỉ nhân đây trao đổi một vấn đề ngôn ngữ. Bởi cái tên "Chết chịu" là một kết hợp lạ tai và chắc hẳn phải bắt nguồn từ một sự lạ nào đó trong cuộc sống.

Ai cũng biết, ở làng quê Việt Nam xưa, khi công việc canh tác ruộng đồng còn thô sơ, lạc hậu thì trâu bò là những con vật tối cần thiết cho việc cày bừa (bây giờ có giảm đi nhiều nhưng không phải là không còn nữa, nhất là vùng núi trung du hay vùng sâu vùng xa).

Vào thời kỳ nông nhàn, qua thời vụ, người ta vẫn thấy tụi trẻ trong làng ngồi nghễu nghện trên lưng trâu lang thang trên những cánh đồng hoang hay bờ ruộng để gặm cỏ. Nói đến trẻ trâu, chúng ta hình dung một lớp trẻ con, thường là bé trai, tuổi tầm 7-8 đến 13-14 tuổi, ăn mặc đơn giản (có phần luộm thuộm) như quần đùi, áo cộc (may bằng vải thô), đầu trần, chân đi đất. Nói chung, đó là lớp trẻ đồng quê lam lũ, giúp cha mẹ việc chăn trâu, cắt cỏ hàng ngày. Hình ảnh những đứa trẻ "mục đồng" khỏe mạnh, mộc mạc, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã làm nên nét đẹp vừa dân dã, vừa thân thuộc của làng quê Việt Nam.

***

Nhưng bây giờ lại có một lớp “trẻ trâu” thời mới. Chúng xuất hiện trong cuộc sống hiện đại mà chẳng thấy bóng dáng của bất kỳ một con trâu nào cả. Bây giờ vào các báo, ta sẽ bắt gặp không ít những "trẻ trâu tân kỳ". Chẳng hạn: “Nhiều xe ô tô bấm còi xin vượt nhưng những thanh niên "trẻ trâu" (…) này không cho” (theo Vnexpress.net), hoặc“Trẻ trâu bốc đầu xe máy, thách thức người đi đường...” (theo kienthuc.net) v.v…

Chú thích ảnh
Trẻ chăn trâu. Ảnh: Internet

Nếu cần định nghĩa lại từ "trẻ trâu", các nhà từ điển học có thể thêm 1 nét nghĩa mới: "Trẻ trâu: thanh, thiếu niên ăn mặc lạ kỳ, dáng vẻ bặm trợn, có bản tính hung hăng, thích thể hiện cái tôi, không biết sợ là gì".

Rõ ràng đây là một lớp trẻ, choai choai cũng có, nhưng thường đã ra dáng thanh niên. Họ có ngoại hình, dáng vẻ khác người, từ đầu tóc (nhiều kiểu đầu - lối ngang, lối dọc; nhiều màu sắc, trắng, hoe vàng, xanh, đỏ đều có cả), quần áo (rất lạ mắt, cầu kỳ, có bộ cứ như quần áo vá chằng vá đụp vậy); giày dép đều rất chi sành điệu, lạ đời.

Tất nhiên, ăn chơi phải tốn kém. Họ hoặc là con nhà khá giả, hoặc làm nghề nào đó kiếm ra tiền. Còn hành động, tính cách thì còn phải nói. Họ phát ngôn đúng tinh thần "trẻ trâu đời mới". Ngôn từ lạ lùng, khó hiểu, viết nhiều ký tự lạ và đặc biệt là giọng điệu rất "ngang cành bứa". Anh chàng nào cũng tự nhận mình là "anh hùng nhất khoảnh".

Chắc mọi người chưa quên anh chàng Khá Bảnh (Ngô Văn Khá, sinh 1993, quê Bắc Ninh) với hình ảnh lạ lẫm, xăm trổ đầy người, từng thỉnh thoảng lại đưa ra các phát ngôn động trời... Dạo quanh phố phường, chúng ta cũng bắt gặp nhiều gương mặt như thế. Họ điển hình cho những "trẻ trâu nhưng không biết một tí gì về con trâu".

“Trẻ trâu mà chẳng thấy trâu

Ăn chơi "tàn bạo" người giàu cũng ghê...”

PGS-TS Phạm Văn Tình

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm