15/02/2017 07:18 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Theo dự kiến, sau thành công tại Hà Nội (từ ngày 20/1), Domino Art Fairsẽ đến TP.HCM (từ ngày 18/2), với nhiều sự kiện theo mô hình hội chợ nghệ thuật. Thế nhưng, đến nay, do một số lý do từ việc cấp phép ở TP.HCM, Domino Art Fair phải đổi tên thành Triển lãm nhóm họa sĩ Hà Nội - TP.HCM.
1. Thấy sự kiện vẫn được diễn ra, có ý kiến cho rằng tên gọi chỉ là tên gọi mà thôi, nhưng về nhận diện và bản chất, việc đổi tên này đã làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của sự kiện.
Mục đích chính của Domino Art Fair là tổ chức một chuỗi sự kiện có tính chất của hội chợ nghệ thuật, trong đó triển lãm chỉ là một khía cạnh. Nghệ thuật cũng như công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế, thương mại, dịch vụ… hội chợ là hoạt động tất yếu và thường đến sau. Nghĩa là, khi các ngành nghề phải phát triển đến một mức độ nào đó, khi các đòi hỏi của thị trường vượt qua các mua bán thông thường, kiểu bán lẻ, thì hội chợ mới xuất hiện.
Domino Art Fair, cũng như một vài sự kiện nghệ thuật tương tự đã diễn ra, chủ yếu tại Hà Nội, là hoạt động tất yếu của thị trường nghệ thuật. Nó không thể xuất hiện 4-5 năm trước đây, vì lúc ấy những đòi hỏi của thị trường chưa có đủ các yếu tố. Vì vậy, việc gọi tên một mô hình có tính chất hội chợ thành triển lãm là đi ngược lại quy luật phát triển chung của kinh tế thị trường, có thể nói là “bước đi thụt lùi”.
Domino Art Fair vừa diễn ra hồi giữa tháng 1/2017 tại Hà Nội
Domino Art Fair thuộc tổ chức nghệ thuật độc lập RealArt, ra đời từ năm 2014, do họa sĩ Trịnh Minh Tiến sáng lập, với mong muốn hỗ trợ sự sáng tạo và mang nghệ thuật đương đại tới gần hơn với công chúng nghệ thuật trong nước.
Trước đây, RealArt đã hai lần tổ chức thành công sự kiện Tết Art tại Hà Nội, thu hút đông đảo họa sĩ và công chúng tham dự. Tầm nhìn của họ là có thể xây dựng được Vietnam Art Fair, điều mà các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia… đã làm rất thành công.
2. Lần này, Domino Art Fair thu hút hơn 300 tác phẩm của hơn 160 họa sĩ khắp cả nước, với tham vọng sẽ làm được một hội chợ nghệ thuật tại TP.HCM. Không chỉ có bán hàng, họ còn dành không gian để tôn vinh các họa sĩ đã có nhiều đóng góp cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ví dụ như tại TP.HCM là Lưu Công Nhân, Hoàng Trầm, Trần Huy Oánh, Lê Thị Kim Bạch…
Cũng như tại Hà Nội, Domino Art Fair đã dành riêng một không gian để tổ chức trưng bày cá nhân 60 năm đôi gà tồ cho họa sĩ Thành Chương, tại TP.HCM là Con-Người của họa sĩ Lê Kinh Tài. Ngoài ra, để bổ túc cho sự kiện mang tính hội chợ, điều mà triển lãm không thể làm được, đó là các buổi nói chuyện chuyên đề.
Tại TP.HCM sẽ nói về cơ hội và thách thức của thị trường nghệ thuật Việt Nam; về truyền thông và tiếp thị trong lĩnh vực nghệ thuật;về kỹ năng tự quảng bá chuyên nghiệp; về việc làm sao để nghệ thuật đến gần hơn với công chúng… Ban cố vấn cho sự kiện lần này gồm nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân, các họa sĩ Hứa Thanh Bình, Trần Huy Oánh,Trịnh Tuân, Lê Thiết Cương, Lê Kinh Tài, nhà nghiên cứu Phạm Long…
Sau cùng, mục đích lớn nhất của Domino Art Fair là tìm kiếm sự minh bạch và lành mạnh trong mua bán nghệ thuật. Bởi hội chợ sẽ là nơi giúp người yêu nghệ thuật có được tương đối rõ ràng thông tin về họa sĩ, về tác phẩm.
Hơn 30 năm qua, thị trường nghệ thuật Việt Nam bị mang tiếng rất nhiều bởi nạn tranh giả, tranh nhái, sở dĩ có điều này là do hoạt động sáng tác, mua bán thiếu sự công khai, minh bạch cần có. Rất tiếc, họ chỉ có thể thực hiện một triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, trong khi họa sĩ và thị trường thì đang cần một hội chợ.
Lý do để vẽ “Nature's Gentlemen”
|
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất