16/06/2016 10:36 GMT+7 | Euro 2020
(lienminhbng.org) - Ngày 14/6, tại Paris, chúng tôi đã hòa mình vào cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi chính phủ Pháp ban hành dự thảo Bộ luật lao động mới? Cứ tưởng biểu tình là rất căng thẳng, nhưng thực tế chúng tôi được chứng kiến một bầu không khí ôn hòa, thậm chí hội hè. Từng đoàn người trong đồng phục giương cao biểu ngữ của các nghiệp đoàn, rất dễ nhận ra.
Kiệt sức vì biểu tình
Hiếm khi, chúng tôi có thể thoải mái đi bộ dưới lòng đường dọc các con phố và đại lộ tại Paris. Cũng “nhờ” Paris có biểu tình, cảnh sát phong tỏa rất nhiều con phố và đại lộ để hơn 1 triệu người diễu hành và biểu tình, chúng tôi mới có cơ hội bát phố một cách đặc biệt như thế.
Hơn 600 chiếc xe khách to, từ ngoại tỉnh, chở người dân trực chỉ Paris. Người dân chuẩn bị “cơm đùm, cơm gói” đúng nghĩa, cùng các phương tiện để biểu tình với không khí như ngày hội để chia sẻ cùng nhau nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền”. Họ nhiệt tình diễu hành suốt buổi trên phố. Nhiều người mệt đến mức phải ngồi bệt xuống đường để thở. Sau một ngày biểu tình, những người ở tỉnh đến thì cuốn cờ, khẩu hiệu lầm lũi di chuyển về xe. Từng đoàn người đi trong hoàng hôn, nhiều gương mặt khắc khổ. Càng nhận ra nông dân và người nghèo ở đâu cũng mang vẻ mặt như nhau!
Biểu tình đã làm cho nước Pháp quá mệt mỏi đã đành, còn gây tổn thất rất lớn cả vật chất và tinh thần. Tối hôm đó, dù biểu tình đã tan lâu, chúng tôi có việc ra trung tâm gần tháp Eiffel. Quãng đường chỉ khoảng 10km, nhưng chúng tôi phải mất hơn 2 giờ đồng hồ. Chỉ chi tiết ấy thôi bạn cũng đã có thể hình dung những hao khuyết mà biểu tình gây ra cho đất nước Pháp.
Và sẽ còn đại biểu tình?
Không chỉ người Pháp, cả thế giới cũng đặc biệt quan tâm đến kết quả của cuộc đại biểu tình ngày 14/6. Nó lớn đến nỗi mà báo chí Pháp đã phải mô tả đây là cuộc biểu tình có tính chất “sống còn” đối với Chính phủ Pháp.
Sẽ còn những cuộc "đại biểu tình"?
Cuối cùng, bất chấp những đòi hỏi của hơn 1 triệu người tham gia, kết quả: Thủ tướng Pháp M. Valls ngày hôm qua vẫn cứng rắn khẳng định sẽ không lùi bước, không rút hay điều chỉnh dự luật lao động. Đồng thời, yêu cầu các nghiệp đoàn, trong đó có CGT (Tổng liên đoàn lao động Pháp) chấm dứt biểu tình ở Paris. Thậm chí, Chính phủ Pháp đã phải tính tới phương án cấm các cuộc biểu tình lớn và có đụng độ như vậy. Vì thành công của EURO 2016, Tổng thống Pháp còn tuyên bố có thể sẽ xem xét rút lại quyền biểu tình nếu con người, tài sản và tài sản công không được đảm bảo; nước Pháp vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp.
Không chỉ từ phía chính phủ, báo chí Pháp và người dân cũng đang tranh cãi về việc có nên cấm các cuộc biểu tình. Những đụng độ có thương vong tại cuộc biểu tình ngày 14/6 như một giọt nước tràn ly đối với sự chịu đựng của Chính phủ.
Nhưng nếu cấm biểu tình thì lại tiếp tục còn nhiều tranh cãi, bởi đó không phải là truyền thống của nước Pháp. Từ lâu nay, người dân Pháp đã quá quen với việc bày tỏ ý kiến về một vấn đề gì đó dù là đồng tình hay phản đối. Thực tế, biểu tình đã luôn đồng hành với sự vận động của nước Pháp. Cho nên, thì việc cấm biểu tình (nếu có) cũng sẽ tác động đến nhiều mặt của xã hội Pháp.
Khi hai bên chưa tìm được tiếng nói chung, có nghĩa thời gian tới, nước Pháp sẽ còn mệt mỏi, sẽ còn những cuộc “đại biểu tình” !?
Biểu tình nhưng không quên bóng đá Nếu độc giả nghĩ rằng người dân Pháp không quan tâm đến EURO cùng bóng đá, chỉ đau đáu đến những quyền lợi thiết thực trước mắt, là đã nhầm. Nước Pháp đã chuẩn bị từ nhiều năm nay cho việc tổ chức EURO 2016. Và có thể nói, tất cả những điều kiện về cơ sở vật chất, con người, phương tiện…, đã được thu xếp hoàn hảo. Nhưng các cuộc biểu tình lớn với những lộn xộn và đụng độ có thể phá hỏng những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Ngoài ra, nó cũng có thể làm xấu hình ảnh nước Pháp trong thời gian diễn ra ngày hội bóng đá toàn châu lục. Việc ôm vai, bá cổ những người biểu tình là vô cùng dễ dàng. Chúng tôi bắt gặp không ít cảnh các bạn trẻ đang biểu tình, vẫn rút điện thoại “chọt” xem diễn biến EURO thế nào. Chúng tôi đã làm cuộc phỏng vấn mi ni với 6 người biểu tình với câu hỏi: Anh/Chị có quan tâm đến EURO ? Anh/Chị có mong muốn EURO thành công? Chỉ có một chị gái nói thẳng là “dẹp bóng đá” sang một bên, chỉ quan tâm đến dự thảo bộ luật lao động mới mà chị cho rằng là “dở hơi”. Còn lại, tất cả đều hào hứng khi nói đến EURO. Họ bày tỏ tình yêu bóng đá, quan tâm đến EURO và mong muốn thiết tha là nước Pháp tổ chức thành công kỳ EURO này. Cho nên, chúng tôi nghĩ, dù đấu tranh kiểu nào, thì đa số người Pháp đều có mong muốn một kỳ EURO thành công và an toàn. |
Việt Sơn- Hữu Quý (Từ Paris)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất