05/07/2008 11:18 GMT+7 | Bóng đá Anh
Từ Pellegrino đến Degen
Benitez tới Anfield từ mùa giải 2004-2005 và kể từ đó, mùa chuyển nhượng nào Anfield cũng chào đón một số gương mặt mà trước đó hầu như còn vô danh, theo dạng chuyển nhượng tự do hoặc với giá cực rẻ. Thế nhưng, chính sách “vơ bèo gạt tép” đó của HLV người TBN đã không dẫn đến đâu khi những thất bại cứ nối đuôi nhau.
Mùa Hè đầu tiên của ông ở Anfield, Benitez có ba hợp đồng giá rẻ theo ông sang Anh từ TBN: hậu vệ Josemi với giá 2 triệu bảng từ Mallorca và bộ đôi Mauricio Pellegerino, Antonio Nunez, đều theo dạng chuyển nhượng tự do. Tất cả ba hợp đồng đó đều kết thúc trong thất vọng khi không ai tìm được vị trí chính thức trong màu áo đỏ và lần lượt ra đi sau những thử nghiệm vội vã của Benitez.
Không hiểu là Benitez tin vào điều gì khi vơ vét những cầu thủ như thế. Những món hàng miễn phí đó không chỉ gây thất vọng ghê gớm. Điều quan trọng nhất là nó khiến các CĐV áo đỏ không còn có thể tin vào động lực thật sự của đội nhà. Không thể nào chứng minh được tham vọng trở lại ngai vàng của Premier League nếu như chỉ xây dựng đội ngũ dựa trên những món hàng “cho không biếu không” như thế. Tất nhiên, Liverpool không cần và không thể bỏ ra hàng trăm triệu bảng để có một “Dream Team” như Chelsea, nhưng ít ra, những vụ mua sắm của Benitez cũng phải chứng minh được rằng đội bóng áo đỏ có đủ tiềm lực tài chính và tầm nhìn xa để cạnh tranh sòng phẳng với những kình địch của mình.
Bài học Torres
Một ví dụ nhãn tiền chính là chân sút số một mà Benitez đang sở hữu lúc này: Fernando Torres. Tiền đạo người TBN đến Anfield vào mùa Hè năm trước với giá 26,5 triệu bảng, hợp đồng đắt giá nhất trong lịch sử Liverpool. Thế nhưng, đó đã tỏ ra là một món hàng xứng đáng. Những bàn thắng, phong độ tuyệt vời và quan trọng nhất, đẳng cấp của một cầu thủ lớn, giúp Torres tạo ra sự khác biệt cho đội bóng áo đỏ, khẳng định rằng họ cũng sở hữu những cá nhân đủ sức thay đổi tất cả, như Cristiano Ronaldo ở M.U hay Frank Lampard ở Chelsea.
Hơn thế nữa, đó không phải là hợp đồng đắt giá thành công của Benitez. Trước đó, HLV người TBN từng chứng minh được khả năng của mình trên thị trường chuyển nhượng với các vụ chuyển nhượng Xabi Alonso (10,5 triệu bảng), Jose Reina (6 triệu bảng) hay Dirk Kuyt (9 triệu bảng).
Những kiểm nghiệm quá khứ cho thấy rõ ràng Benitez thành công hơn với việc trả tiền sòng phẳng cho món hàng mà ông muốn, thay vì những lựa chọn tưởng là tiết kiệm, nhưng hóa ra lại chỉ mang tới thất vọng. Có thể chính vì chính sách luân phiên đội hình mà HLV người TBN cần một đội bóng đông đúc. Tuy nhiên, số lượng chẳng thể nào bù đắp cho chất lượng. Lời khuyên cho Rafa: hãy mua ít thôi, nhưng xứng đáng, thay vì vơ bèo gạt tép như bây giờ.
Tiền nào của nấy Có một điểm chung là tất cả các hơp đồng chuyển nhượng tự do của Benitez cuối cùng đều kết thúc ở những CLB làng nhàng của châu Âu sau khi rời Anfield. Mauricio Pellegrino: Tới Liverpool theo dạng chuyển nhượng tự do vào tháng 1/2005, nhưng rồi ra đi ngay trong năm đó sang Alaves mà không để lại bất kỳ ấn tượng gì. Antonio Nunez: Đến Anfield cùng thời điểm với Pellegrino như một phần trong vụ chuyển nhượng Michael Owen sang Real Madrid. Nunez không thể nào tìm được vị trí chính thức và giờ đang trôi giạt ở Celta Vigo. Boudewjin Zenden: Rất nhiều CĐV đặt dấu hỏi về hợp đồng này, nhưng Benitez vẫn muốn có tiền vệ người Hà Lan ở Anfield. Kết quả là Zenden khiến đội bóng áo đỏ trở nên giống với Newcastle hay Everton hơn là M.U hay Chelsea. Ra đi sau 2 mùa giải. Robbie Fowler: Được chờ đợi rất nhiều khi trở lại Anfield từ Man. City, nhưng Fowler không còn phong độ của quá khứ và hiện đang chơi cho Cardiff ở giải hạng Nhất. Andrei Voronin: Tới Liverpool từ Leverkusen, nhưng chân sút người Ukraina chỉ đóng một vai rất phụ trong kế hoạch của Benitez khi ông có tới 3 chân sút khác trong tay: Peter Crouch, Torres và Kuyt. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất