23/12/2016 13:59 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Ngành giải trí xứ kim chi đang chịu nhiều thiệt hại do tranh chấp chính trị với Trung Quốc, song vấn đề thực sự ở đây là tình trạng “đạo” nội dung các chương trình truyền hình Hàn Quốc ở đất nước tỷ dân ngày càng gia tăng.
“Đạo” vô tội vạ
Đương nhiên, con số này sẽ tăng lên khi tính đến tất cả 2.000 kênh truyền hình ở Trung Quốc.
Cụ thể, Finding Genius của SBS TV, chương trình tìm kiếm để phát hiện và nuôi dưỡng các thần đồng khắp Hàn Quốc, đã trở thành “nền tảng” của chương trình truyền hình Curious Child sắp phát sóng trên đài truyền hình Hồ Nam.
Trong khi đó, Three Meals A Day, chương trình truyền hình thực tế “vào bếp” nổi tiếng của kênh tvN, đã được “tái sản xuất” ở Trung Quốc với chương trình mang tên TheLife We Long For.
“Hurry Up Brothers”, chương trình truyền hình thực tế Trung Quốc mang format của “Running Man” (Hàn Quốc)
Giới chức ngành truyền hình Hàn Quốc cho rằng, sở dĩ tình trạng đạo nội dung và ý tưởng gia tăng mạnh như vậy là do Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm lưu hành các nội dung văn hóa Hàn Quốc sau khi Seoul quyết định đặt lá chắn tên lửa phòng thủ (THAAD) của Mỹ trên lãnh thổ của đất nước mình. Chính phủ Trung Quốc cho rằng đây là mối đe dọa lớn tới lợi ích quốc gia và sự cân bằng an ninh khu vực.
“Trung Quốc không nói thẳng về THAAD, mà thay vào đó tuyên bố cấm các nội dung “hallyu” nhằm tăng cường tính xác thực và sự sáng tạo của người Trung Quốc. Nhưng kể từ đó, họ đã sao chép bất hợp pháp nhiều nội dung “hallyu” sau lưng chúng ta” - nhà điều hành của một kênh truyền hình mặt đất Hàn Quốc nói.
Thực tế, Trung Quốc vốn không “đạo” các nội dung Hàn Quốc tràn lan như hiện nay. Trước khi xảy ra xung đột chính trị, đất nước tỷ dân đã nhập khẩu format của nhiều chương trình tạp kỹ ăn khách của Hàn Quốc, trong đó có Running Man và Infinite Challenge và sản xuất các phiên bản của những chương trình này ở Trung Quốc.
Một số nhà hoạt động trong ngành giải trí Hàn Quốc cũng nói về lệnh cấm ngầm nội dung giải trí Hàn Quốc của Bắc Kinh, khiến nhiều chương trình “hallyu” đã bị hoãn hoặc hủy phát sóng, nhiều diễn viên Hàn Quốc “mất cửa” làm ăn ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Không nên cường điệu hóa “lệnh cấm”
Có điều, tin đồn nhiều ngôi sao Hàn Quốc đã bị loại bỏ khỏi các chiến dịch quảng cáo của Trung Quốc là không đúng sự thật. Bằng chứng mới rõ nhất là hồi tháng 10, nữ diễn viên Jun Ji Hyun đã ký hợp đồng quảng cáo điện thoại di động mới ở Trung Quốc.
Jun Ji Hyun nổi danh ở Trung Quốc với vai nữ chính trong loạt phim truyền hình ăn khách Vì sao đưa anh tới (My Love From The Star- 2013). Trong khi đó, bạn đồng diễn với Jun Ji Hyun trong phim là nam tài tử Kim Soo Hyun cũng đã ký hai hợp đồng quảng cáo mới từ hồi tháng 8.
Không tiết lộ danh tính, một quan chức cấp cao tại một công ty giải trí xứ kim chi đã đưa ra cảnh báo rằng việc đừng nên cường điệu hóa cái gọi là “lệnh cấm” của Trung Quốc bởi nếu không,ngành giải trí xứ kim chi có thể “rơi” vào bẫy của người Trung Quốc khi họ có mục đích gây hoang mang, sợ hãi rồi lợi dụng tình trạng bất ổn đó để có được những hợp đồng béo bở hơn.
"Thật buồn khi vấn đề này đang bị làm cho to chuyện hơn trong khi ở Trung Quốc thực sự chẳng có gì xảy ra. Chúng ta cứ đang quan trọng hóa vấn đề” - nhà điều hành nói.
Một quan chức của công ty giải trí khác ở Hàn Quốc khẳng định: “Trung Quốc vẫn rất cần nội dung hallyu và giới chức Trung Quốc biết rõ điều đó. Nếu chúng ta nao núng trước từng động thái của Trung Quốc, họ sẽ nghĩ chúng ta quá dễ dãi. Chúng ta phải lờ đi mọi mánh khóe của họ và hành động một cách tự trọng”.
Nhân đó, giới chức ngành giải trí Hàn Quốc kêu gọi mở rộng các thị trường ở châu Mỹ, Đông Nam Á bởi nếu cứ tin cậy quá vào Trung Quốc thì ngành giải trí xứ Hàn có thể sẽ bị tổn hại trong thời gian dài.
Việt Lâm (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất