Ngày 5/5: VN-Index vượt qua mốc 350 điểm

05/05/2009 14:07 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh vào đêm qua (4/5) tiếp tục là động lực cổ vũ cho VN-Index vượt qua ngưỡng 350 điểm một cách dễ dàng. Gần như toàn bộ cổ phiếu tiếp tục có một phiên tăng gần hết biên độ do chênh lệch cung cầu. Nhiều chuyên gia chứng khoán nhận định, thị trường có nhiều khả năng xác lập những mốc điểm mới. Tuy nhiên, đà tăng nóng này sẽ phải xuất hiện những điểm dừng. Một số cổ phiếu đã phải lùi bước trước những lệnh chốt lời của các nhà đầu tư ngắn hạn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/05/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 351,32 điểm, tăng 14,68 điểm (tương đương tăng 4,36%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 25.756.950 đơn vị, tăng 0,27% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 628,897 tỷ đồng, tăng 2,74% so với phiên trước.
 

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.888.890 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 43,03 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 27.645.840 đơn vị (tăng 6,94% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 671,925 tỷ đồng (tăng 8,98%).

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 15,85 điểm, lên 352,49 điểm (tương đương tăng 4,71%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 5.403.140 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 147,13 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 178 mã tăng giá, 2 mã đứng giá tham chiếu là BT6, PMS và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 161 mã tăng trần.

Diễn biến thị trường vẫn đi theo xu thế một chiều, sang đợt khớp lệnh liên tục gần như toàn bộ lệnh đặt bán nhỏ lẻ trước đó đã đều được khớp hết trước sức cầu lớn, dư mua vẫn tràn ngập trong khi dư bán trống trơn.

Tuy nhiên, về cuối đợt khớp lệnh liên tục, đà tăng điểm của thị trường có phần chững lại khi một số cổ phiếu “nhỏ” được nhà đầu tư xả hàng nhằm chốt lời. Chỉ số VN-Index vì thế cũng giảm bớt số điểm tăng thêm so với đầu phiên.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 14,68 điểm, lên 351,32 điểm (tương đương tăng 4,36%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 20.299.970 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 513,26 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 351,32 điểm, tăng 14,68 điểm (tương đương tăng 4,36%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 25.756.950 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 628,90 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 158 mã tăng giá, 15 mã giảm giá, 8 mã đứng giá tham chiếu là BBT, DTT, DXV, KMR, RAL, SBT, SGC, VNE. Trong đó, có 108 mã tăng trần, 6 mã giảm sàn là BT6, PNC, SFN, TMS, BAS, PTC. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 5 mã không còn dư mua là PNC, BT6, TMS, BTC, HBD.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá, trong đó có 8 mã tăng trần. Cụ thể, VNM tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,49%), đạt 93.000 đồng. PVD tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,17%), đạt 75.000 đồng. VPL tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,67%), đạt 56.000 đồng. FPT tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%), đạt 60.500 đồng. HPG tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), đạt 44.400 đồng. VIC tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), đạt 44.100 đồng. HAG tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,31%), đạt 62.500 đồng. DPM tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), đạt 40.200 đồng. STB tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), đạt 23.100 đồng. PVF tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,88%), đạt 21.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là HAG với hơn 1 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 3,89% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 62.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 2.000 đồng (tương đương 3,31%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 16,97% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 5 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là VIC, CNT, TRA, IMP, STB. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,81%, mã TMS đóng cửa chỉ còn 29.700 đồng/cổ phiếu (giảm 1.500 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 14 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 114.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 33 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, BT6 là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.500 đồng xuống còn 50.500 đồng/cổ phiếu, với hơn 26 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE đều tăng giá, trong đó có 3 mã tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,04%), đạt 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 300 đồng (tương đương 4,92%), đạt 6.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 400 đồng (tương đương 4,44%), đạt 9.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,70%), đạt 3.800 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 57 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.722.240 đơn vị, bằng 10,57% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, BMI được họ mua vào nhiều nhất với 470.300 đơn vị. Tiếp theo là các mã như PPC (220.430 đơn vị), PVF (217.380 đơn vị), SAM (160.540 đơn vị) và PVD (153.200 đơn vị).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 41 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 560.240 đơn vị, bằng 2,18% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã TCR được họ bán ra nhiều nhất với 100.000 đơn vị, chiếm 38,67% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là BT6 (90,93%), SJ1 (73,99%), TRC (64,23%), TCR (38,67%) và DHG (29,92%).

Chuyên gia chứng khoán Quách Mạnh Hào (CTCK Thăng Long - TSC) nhận định thị trường sẽ có những sự điều chỉnh đầu tiên khi chưa đạt tới 368-371 điểm. Điều này sẽ phụ thuộc vào diễn biến của khối lượng giao dịch những ngày tới. Đây là “điểm dừng” trước khi hướng tới kỳ vọng an toàn cho toàn bộ xu hướng hiện tại là 388-390 điểm. Tuy nhiên, mức kỳ vọng mạo hiểm của TSC là 406-409 điểm.

Trong khi đó, các yếu tố cơ bản của thị trường dường như không có quá nhiều điều đặc biệt ngoại trừ những điều đã biết và rằng niềm tin sự hồi phục kinh tế đang lớn dần. Chuyên gia này nhắc lại quan điểm rằng, thị trường chứng khoán thơờng đi trước các yếu tố cơ bản nên nếu chúng ta chờ đợi những điều rõ ràng từ nền kinh tế, chúng ta có thể đã bị chậm.
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HAG

62.500

2.000

3,31%

1.002.260

VFMVF1

9.400

400

4,44%

930.780

STB

23.100

1.100

5,00%

916.300

SAM

23.600

1.100

4,89%

786.080

VST

14.200

200

1,43%

735.270

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VIC

44.100

2.100

5,00%

120.020

CNT

12.600

600

5,00%

181.690

TRA

52.500

2.500

5,00%

52.700

IMP

63.000

3.000

5,00%

32.460

STB

23.100

1.100

5,00%

916.300

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TMS

29.700

(1.500)

-4,81%

13.690

BT6

50.500

(2.500)

-4,72%

26.140

BAS

8.600

(400)

-4,44%

19.580

PNC

8.800

(400)

-4,35%

126.150

SFN

11.100

(500)

-4,31%

14.380

* MCP: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%

* HT1: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 5,5% và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, tỷ lệ 100:26, giá 13.000 đồng/CP.

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm