02/07/2010 12:37 GMT+7 | Italy
(TT&VH) - Tiếp theo số 182 (ra ngày 1/7), TT&VH sẽ tiếp tục phân tích 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của đội tuyển Italia thời kỳ hậu World Cup 2006.
3. Quá nhiều cầu thủ ngoại và chiến thắng của Inter
ĐT Italia đại diện cho bóng đá Italia trên đấu trường quốc tế, nhưng đội bóng xuất sắc nhất nước này, Inter, lại hầu như không mang chút sắc thái nào của người Italia. Thay vào đó, họ đại diện cho xu hướng hiện đại nhất của thể thao: toàn cầu hóa, không biên giới. Có tới 13 trong tổng số 14 cầu thủ Inter được tung ra sân ở trận chung kết Champions League vừa qua là người nước ngoài. Người Italia duy nhất, Materazzi, chỉ được chơi vài phút cuối khi trận đấu thực ra đã kết thúc. Trận ấy chỉ là một trong số hàng trăm trận Inter đã chơi, chiến thắng ấy chỉ là một phần trong rất nhiều thành công mà Inter đã có được trong suốt 4 năm qua, với đội ngũ gồm 90% là ngoại binh. Điều đó chứng tỏ trình đội của các cầu thủ nước ngoài đang vượt trội cầu thủ Italia, và một khi Inter tiếp tục chỉ tin dùng huấn luyện viên ngoại (sau Mourinho là Benitez), thì càng không thể đòi hỏi ông ta ưu ái các cầu thủ bản địa.
Chưa khi nào vấn đề cầu thủ ngoại ở Serie A đáng báo động như ở mùa giải vừa qua. Có tới 42,9% trong tổng số 553 cầu thủ mang quốc tịch nước ngoài, cao gấp 10 lần thời điểm Italia vô địch thế giới năm 1982 (4,4%), cao hơn 12,6% so với thời điểm lên ngôi năm 2006 (30,3%). Trong số 222 cầu thủ đã đá nhiều hơn 19 trận Serie A mùa 2009-10, có tới 88 cầu thủ ngoại, mà 60% trong số đó đến từ đội bóng đại thắng Inter và Roma, Milan, Catania – những đội có thể xem là thành công. Cũng chỉ có Di Natale lạc lõng trong đội hình 11 cầu thủ hay nhất mùa giải. Ngay cả ở cấp độ đội mầm non cũng ngày càng xuất hiện nhiều “thần đồng” ngoại quốc.
Italia (xanh) thất bại ở World Cup 2010 - Ảnh Getty
Từ đầu mùa 2009-10, nhà báo Anh Ngọc (TT&VH) đã có bài viết với tựa đề “Serie A sẽ ra sao nếu không có cầu thủ ngoại?”, một câu hỏi chỉ để hỏi. Nếu những người làm bóng đá Italia so sánh thất bại lần này với thất bại lịch sử ở World Cup 1966, thì họ liệu có nhớ rằng các bậc tiền bối từng dùng cách nào để phục hưng màu xanh thiên thanh hay không? Khi đó, Italia đã kiên quyết đóng cửa với cầu thủ nước ngoài trong 14 năm ròng (đến 1980). Không phải là vô cớ mà chỉ sau đó 2 năm, Italia vô địch EURO 1968 và sau đó 4 năm, họ chỉ chịu về sau Brazil của Pele ở World Cup 1970. Quãng thời gian 14 năm đó được đánh giá là nền tảng để Italia vô địch thế giới năm 1982 với đội ngũ gồm hàng loạt cái tên trở thành huyền thoại như Zoff, Baresi, Tardelli, Bergomi, Conti hay Paolo Rossi.
Ở thời điểm này, áp dụng một biện pháp tương tự là điều không thể, nhưng chắc chắn FIGC không thể làm ngơ với những gì đang diễn ra. Bản hợp đồng lớn đầu tiên cho mùa giải mới 2010-11 ở Serie A mang tên Adriano, một tiền đạo người
Nhưng (lại nhưng), mạnh tay cũng là điều bất khả thi, bởi nói luôn dễ hơn làm. Serie A đang tụt hậu so với các giải hàng đầu khác, với tương lai đã biết chắc là mất một suất dự Champions League trong mùa 2011-12. Để cứu cho ngày sau ấy khỏi tồi tệ hơn, người ta dĩ nhiên không thể làm mình yếu đi bằng cách loại dần ngôi sao nước ngoài, nhất là sau chức vô địch Champions League rất có giá trị mà Inter vừa giành lại cho Serie A. Ngoài ra, các CLB bây giờ cũng có quyền lực cực lớn, và họ sẽ không chịu ngồi yên trước chính sách gây tổn hại trực tiếp đến sức mạnh, danh tiếng, khả năng cạnh tranh và cả lợi ích kinh tế của họ. Các đội bóng chuyên nghiệp đâu chỉ đá bóng, và họ sẵn sàng vì bản thân hơn là vì đội tuyển quốc gia.
Cái oái oăm và bi kịch của Azzurra chính là ở chỗ đó.
Bách Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất