05/05/2023 05:40 GMT+7 | Thể thao
Mảnh đất Hà Nam đã sản sinh ra những vận động viên bóng chuyền xuất sắc như Ngô Văn Kiều, Phạm Thị Yến. Thậm chí Thanh Thúy cũng quê gốc Hà Nam.
Trần Thị Thanh Thúy đã giành danh hiệu MVP và Chủ công xuất sắc nhất giải bóng chuyền vô địch các CLB nữ châu Á 2023 sau khi cô cùng tuyển bóng chuyền Việt Nam (Sport Center 1) thắng đội bóng của Thái Lan là Diamond Food với tỷ số 3-2, qua đó lần đầu tiên bước lên ngôi vị cao nhất ở sân chơi này.
Trần Thị Thanh Thuý suốt mùa giải qua thi đấu ở vị trí phụ công tại PFU Blue Cats tại giải Vô địch quốc gia Nhật Bản. Cô chỉ vừa mới quay trở lại thi đấu chủ công khi trở về Việt Nam đầu tháng 4.
Nữ VĐV sinh năm 1997 này là người gốc Hà Nam nhưng sinh ra và lớn lên ở Bình Dương. Cô được 'lò" Bình Điền Long An phát hiện từ năm 13 tuổi trong cuộc tuyển quân.
Với chiều cao 1m93, Thúy có thể tạo thành một tay chắn sừng sững cùng tầm bóng tấn công cực cao, hiện đã vượt qua mức 3m. Ngoài ra, Thúy cũng có rất nhiều pha đánh bóng sau vạch 3 mét rất uy lực.
Ngô Văn Kiều là hiện tượng của bóng chuyền Việt Nam, có biệt danh "oanh tạc cơ". Ngô Văn Kiều sinh năm 1984 tại Hà Nam, sở hữu chiều cao 1m96.
Ngô Văn Kiều nổi tiếng với những cú đập mạnh mẽ và khả năng tấn công linh hoạt. Anh là một chủ công hiện đại với lối chơi đơn giản, tập trung và cực kỳ hiệu quả, với tài năng đặc biệt trong việc sử dụng những cú đập trời giáng vượt qua tay chắn ở vạch 3m.
Điều đặc biệt là anh em nhà Ngô Văn Kiều có chiều cao trung bình xấp xỉ 1,91 m, trong khi người mẹ của anh cũng cao 1,80 m, thậm chí chiều cao của bà ngoại Kiều cũng vượt mốc 1,80 m.
Nhắc tới Ngô Văn Kiều, phải nói tới chiến thắng hủy diệt của bóng chuyền Việt Nam trước Thái Lan tại bán kết SEA Games 24 ngay trên đất Thái với tỷ số 3-0 (27-25, 25-20, 25-20). Với sức bật 3m50, Ngô Văn Kiều đã tạo ra những cú đập đầy uy lực khiến tuyển Thái Lan chao đảo, đặc biệt là những cú đập trời giáng vượt tay chắn sau vạch 3m.
Sinh ngày 20/10/1985, Phạm Thị Yến luôn ghi điểm trong lòng các CĐV với những quả tấn công biên đầy uy lực. Với chiều cao lên đến 1m78 cùng tầm đánh lên đến 3m05, Yến là một trong những chủ công xuất sắc nhất mà bóng chuyền Việt Nam từng có.
Phạm Thị Yến sinh ra trong một gia đình không liên quan gì đến thể thao ở Hà Nam. Cô đến với bóng chuyền một cách tình cờ nhờ thông tin từ một bác hàng xóm, sau đó lên tỉnh đăng ký vào lớp năng khiếu bóng chuyền.
Sau đó, Yến đầu quân cho CLB Bóng chuyền Bộ Tư lệnh Thông tin. Và kết quả vượt xa mong đợi đã đến. Phạm Thị Yến trở thành một trong những chủ công xuất sắc của thế hệ vàng của Bóng chuyền Việt Nam giai đoạn 2005-2015, với chiều cao tốt, sức bật cao và khả năng chắn bóng chuẩn.
Phạm Thị Yến vẫn lẻ bóng dù đã U40
Dù có phong cách hiện đại, trẻ trung và vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng, nhưng cho đến thời điểm này, Phạm Thị Yến vẫn chưa tìm thấy nửa kia của mình. Với nụ cười tỏa nắng và ánh mắt có "khả năng nói" của tuổi xấp xỉ U40, Phạm Thị Yến khiến bao đấng mày râu say đắm.
Đỗ Thị Minh được khán giả biết đến là VĐV có pha đập bóng mạnh nhất trong số các VĐV nữ Việt Nam. Mặc dù ít hơn cô em họ Phạm Thị Yến 3 tuổi, con đường đến với bóng chuyền của Đỗ Thị Minh gặp không ít khó khăn do hạn chế về chiều cao nhưng cô đã vượt qua tất cả để chứng tỏ tài năng của mình.
Đặc biệt, Đỗ Thị Minh trở thành VĐV đầu tiên của CLB Thông tin Liên Việt PostBank được ra nước ngoài thi đấu, khi khoác áo đội bóng Idea KhonKaen của giải VĐQG Thái Lan. Cô đội Idea đặc biệt đãi ngộ đặc biệt với mức lương trên 3.000 USD (70 triệu đồng)/tháng trong 3 tháng tranh tài, cùng việc được tài trợ toàn bộ kinh phí đi lại và ăn ở.
Sau thời gian nói trên, Đỗ Thị Minh quyết định nghỉ thi đấu để lập gia đình, khi đang là trụ cột của CLB và ĐTQG, điều này để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ. Sau 2 năm hoàn thành thiên chức của một người mẹ, số 9 của BTL Thông tin bất ngờ quay trở lại sân đấu ở tuổi 30.
Sau màn tái xuất đầy ấn tượng, Đỗ Thị Minh đã giúp đội bóng chuyền nữ BTL Thông tin đạt vị trí nhì trong năm 2018 và ngay trong năm tiếp theo, đội bóng đã lên ngôi vô địch vào năm 2019.
Lưu Thị Huệ là phụ công hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay. Cô đã liên tiếp có mặt cùng đội tuyển bóng chuyền quốc gia các kỳ SEA Games gần nhất. Cô gái này sinh năm 1999 tại Hà Nam.
Năm 2020, Lưu Thị Huệ cùng lớp trẻ của Ngân hàng Công thương lên ngôi tại giải Vô địch bóng chuyền U23 quốc gia lần thứ nhất và ngay sau đó là Hạng 4 giải VĐQG.
Năm 2021, khi khoác áo Than Quảng Ninh, Lưu Thị Huệ đã cùng đội giành Hạng 3 giải bóng chuyền VĐQG. Lưu Thị Huệ sau đó chuyển sang thi đấu cho CLB Ninh Bình Doveco của HLV Thái Thanh Tùng.
Do chấn thương, Lưu Thị Huệ bỏ lỡ cơ hội tham dự Cúp CLB nữ châu Á 2023 trên sân nhà và SEA Games 32.
Đinh Thị Thúy sinh năm 1998, từng được coi là chủ công xuất sắc của đội bóng chuyền nữ Ngân hàng Công thương. Cô được gọi lên tuyển quốc gia năm 18 tuổi, được coi là một trong những tay đập trẻ triển vọng của bóng chuyền Việt Nam. Đinh Thị Thúy khoác áo CLB nữ Ninh Bình từ mùa giải 2022.
Cô khởi đầu sự nghiệp bóng chuyền với vai trò vận động viên năng khiếu của bóng chuyền Hà Nam. Năm 2012, khi mới 14 tuổi, Đinhh Thị Thúy được chuyển nhượng sang CLB Vietinbank và thi đấu cho đội bóng này đến tháng 5/2019.
Vẻ đẹp của Đinh Thị Thúy - Ảnh FBNV
Sau đó, nữ VĐV xinh đẹp đầu quân cho Bắc Ninh trước khi khoác áo Ninh Bình. Năm 2015, Đinh Thị Thúy được gọi vào đội tuyển quốc gia và chính cô đã thiết lập nên kỷ lục khi mới 18 tuổi đã có tên trong đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất