Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành cho thấy chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc của công ty này tại Việt Nam.
Ngày 7/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Ngày 26/6, cảnh sát Indonesia thông báo đang mở rộng cuộc điều tra vụ hơn 200 trẻ em nước này tử vong khi sử dụng thuốc ho siro có nhiễm độc nhằm làm rõ liệu một số quan chức tại Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) có hành vi vi phạm hình sự liên quan vụ việc này hay không.
Bộ Y tế vừa có văn bản số 2349 BYT-QLD về việc cảnh báo đối với một số sản phẩm siro ho bị cấm sử dụng gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.
Ngày 19/10, Bộ Y tế Indonesia thông báo đã ghi nhận gần 100 trường hợp trẻ em tử vong vì tổn thương thận cấp tính tại nước này, được cho là có thể liên quan đến việc sử dụng các loại siro chứa paracetamol để điều trị hạ sốt được nhập khẩu từ Ấn Độ.