13/03/2017 07:31 GMT+7
(lienminhbng.org) - Gần một tuần qua câu nói khi trao đổi với báo chí của Trấn Thành: “Nếu quý vị cảm thấy chương trình nào nhảm nhí, hãy tắt ti vi” đã nhận về những ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng.
Theo dõi toàn bộ cuộc trò chuyện của Trấn Thành xung quanh vụ việc vừa rồi, có một ưu điểm đó là sự thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, chứ không tìm cách nói vòng vo, tránh né. Chính anh cũng nói: “Game show hài dạo này xuống cấp, tôi đồng ý. Nhưng bản chất chúng không rẻ tiền và nhảm nhí”…Thế nhưng, việc cảm nhận văn hóa - nghệ thuật lại là chuyện hết sức riêng tư, đôi khi khá trừu tượng, nên sẽ không bao giờ có tác phẩm nhận về toàn bộ ý kiến khen, hoặc chê. Hơn nữa, người làm ra tác phẩm không thể buộc khán giả xem và bình luận theo ý riêng của mình; nói lên suy nghĩ riêng là biểu hiện của xã hội văn minh, và quan trọng nhất, đó là lý do cốt lõi để văn hóa - nghệ thuật được phát triển.
Thực tế cho thấy, một số game show hài hiện nay đang có nhiều tình tiết, ý tưởng, cách trình diễn nhảm nhí. Một người chọn lối diễn cương và nặng tính tương tác với bạn diễn như Trấn Thành, đôi lúc vấp váp vào sự nhảm nhí, cũng là việc đã từng xảy ra.
Vậy thì nếu khán giả có hỏi Trấn Thành về sự nhảm nhí cũng là câu hỏi bình thường? Ngạn ngữ xưa có câu: “Mọi câu hỏi đều có thể tự do, riêng các câu trả lời thì cần uốn lưỡi”.
Trấn Thành: “Nếu quý vị cảm thấy chương trình nào nhảm nhí, hãy tắt ti vi”. Nguồn: Vnexpress
Khi một bộ phận khán giả đề cập đến hài nhảm nhí, nghĩa là trong họ đang cần thể loại hài không nhảm nhí. Lịch sử sân khấu cho thấy hài không nhảm nhí thường trí tuệ và cao hơn hài nhảm nhí mấy bậc. Đành rằng, yếu tố nhảm nhí, dung tục luôn tồn tại trong tấu hài, nhưng nếu để các yếu tố ấy nổi trội, chiếm ưu thế, xuất hiện thường xuyên… thì hoàn toàn có thể khẳng định người diễn tấu hài đó đang nhảm nhí.
Khán giả muốn được xem hài không nhảm nhí, nghĩa là họ đang đặt ra yêu cầu cao hơn, khó hơn cho người diễn hài, nếu đáp ứng được, thì bản thân người diễn đã phát triển thêm về nghề nghiệp. Trước nhận xét hài đang nhảm nhí, nếu bình tĩnh hơn, nghệ sĩ có thể thấy đây là một góp ý xây dựng, nếu có tinh thần cầu tiến, đáng lý họ cần chung tay để dựng xây nên điều tốt đẹp, tiến bộ hơn.
Đây là chưa nói, suy cho cùng, hài kịch cũng là một sản phẩm, một hàng hóa, mà khán giả là người tiêu dùng, họ hoàn toàn có quyền ý kiến, thậm chí đòi được “bảo hành” và “bảo hiểm” khi sử dụng. Thấy nhảm nhí, tắt ti vi, là một câu nói mâu thuẫn, vì nếu khán giả không xem thì làm sao biết nhảm nhí để mà tắt. Và ti vi ở đây cũng có tính tượng trưng cho các môi trường mà nghệ sĩ trình diễn, tương tự như sân khấu, nếu khán giả mua vé vào xem, thấy nhảm nhí họ được quyền phê phán, chứ không thể nói đơn giản là “về nhà đi”.
Vô Ưu
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất