Thế giới gần 92 triệu ca mắc Covid-19, gần 2 triệu người đã chết

13/01/2021 11:22 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Theo trang thống kê worldometers.info, đến 8h00 sáng 13/1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 91.971.520 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 1.968.325 ca tử vong. Hơn 65 triệu ca đã phục hồi. Bắc Mỹ là khu vực có số ca nhiễm cao nhất (hơn 26,6 triệu), nhưng châu Âu là khu vực có số ca tử vong cao nhất (600.303 ca). Châu Á đứng thứ ba với hơn 21,6 triệu ca nhiễm và 350.783 ca tử vong. Khu vực Nam Mỹ hiện ghi nhận 14,1 triệu ca nhiễm và 379.709 ca tử vong. Số ca nhiễm tại châu Phi và châu Đại Dương vẫn tiếp tục tăng dù hai châu lục này ít bị ảnh hưởng nhất.

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 11/1

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 11/1

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 ngày 11/1 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 90.669.019 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.942.512 ca tử vong do COVID-19. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 64.793.331 người.

Tại Bắc Mỹ, nước Mỹ chiếm đa số ca nhiễm (23.356.985 ca) và hơn một nửa số ca tử vong (389.398 ca). Mexico đứng thứ hai nhưng số ca nhiễm ít hơn nhiều (1,5 triệu ca) trong khi số ca tử vong là 134.368 ca. Ngoài Canada hiện ghi nhận 674.027 ca nhiêm, các nước Panama, CH Dominica, Costa Rica, Guatemala, Honduras đều đang ghi nhận trên 120.000 ca nhiễm. 

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donal Trump sắp ra quy định yêu cầu tất cả khách quốc tế dự định tới Mỹ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trước khi lên chuyến bay. Yêu cầu mới dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ 26/1, được đưa ra trong bối cảnh trước đó chính quyền của Tổng thống Trump đã yêu cầu khách tới Mỹ từ nước Anh phải có kết quả xét nghiệm âm tính kể từ ngày 24/12, sau khi nước Anh phát hiện chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh.

Tại châu Âu, Nga là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 3.448.203 ca nhiễm, nhưng Anh ghi nhận số ca tử vong cao nhất châu lục (93.203 ca). Anh có số ca nhiễm cao thứ hai (hơn 3,1 triệu ca) trong khi Italy có số ca tử vong cao thứ hai (79.819 ca). Các nước Pháp, Italy, Tây Ban Nha ghi nhận trên 2,1 triệu ca nhiễm trong khi Đức, Ba Lan, Ukraine đều đã có trên 1,1 triệu ca.

Trong ảnh: Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Roubaix, Pháp, ngày 11/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Roubaix, Pháp, ngày 11/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Số bệnh nhân nhiễm mới tiếp tục tăng cao khiến các nước châu Âu siết chặt các biện pháp phòng dịch. Ngày 12/1, chính quyền thủ đô Berlin của Đức đã ban hành lệnh cấm rời khỏi nơi cư trú ngoài bán kính 15 km do chỉ số lây nhiễm trong 7 ngày ở Berlin đã vượt 200 ca nhiễm mới/100.000 dân. Quy định này hiện đã được áp dụng tại nhiều bang của Đức, nơi có số ca nhiễm mới vượt quá mức giới hạn 200 ca/100.000 dân trong một tuần.

Hiện trên toàn nước Đức đã có 113/412 quận, huyện có chỉ số lây nhiễm vượt quá 200 ca nhiễm mới, trong đó có nhiều huyện vượt mức 500 ca, đặc biệt huyện Saalfeld-Rudolstadt thuộc bang Thüringen có chỉ số cao nhất với gần 600 ca. Phát biểu tại Quốc hội Liên bang, Thủ tướng Đức Angela Merkel dự báo những khó khăn lớn do đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất cho đến tháng 4/2021.

Trong ảnh: Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 12/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chú thích ảnh

Trong khi đó, cùng ngày, giới chức Thụy Sĩ thông báo sẽ áp dụng biện pháp cách ly 10 ngày đối với những người tới từ Ireland, sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca nhiễm đang tăng mạnh tại nước này kể từ ngày 19h00 (giờ Việt Nam) ngày 12/1. Trước đó, Thụy Sĩ cũng đã áp đặt biện pháp tương tự với Mỹ, Anh, Nam Phi và Thụy Điển. Dự kiến, Hà Lan, Đan Mạch và Séc sẽ được bổ sung vào danh sách này vào ngày 15/1 tới. Những người vi phạm quy định cách ly sẽ đối mặt với mức phạt lên tới 10.000 franc Thụy Sĩ (11.231 USD). 

Tại Hy Lạp, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis đã kêu gọi việc ban hành giấy chứng nhận tiêm phòng ngừa COVID-19 trên toàn Liên minh châu Âu (EU) để giúp khôi phục hoạt động đi lại giữa các nước trong khu vực, vốn đang chịu tác động mạnh của dịch bệnh.  

Tại châu Á, Ấn Độ là nước chịu ảnh hưởng nhất với 10.494.811 ca nhiễm và 151.542 ca tử vong. Indonesia, Iraq, Bangladesh, Israel, Pakistan đều đã ghi nhận hơn 500.000 ca nhiễm trong khi Philippines, Saudi Arabia và Jordan đã ghi nhận trên 300.000 ca nhiễm.

Tại Nam Mỹ, Brazil đứng đầu với 8,1 triệu ca nhiễm và 204.000 ca tử vong. Cobombia, Argentina và Peru đều có hơn 1 triệu ca nhiễm và hơn 38.000 ca tử vong. Ít bị ảnh hưởng hơn là các nước Chile, Ecuador đều trên 222.000 ca nhiễm, trong khi Bolivia, Paraguay, Venezuela trên 110.000 ca.

Tại châu Phi, trong số 3,1 triệu ca nhiễm của toàn châu lục, có tới 30% được ghi nhận tại Nam Phi (1,2 triệu ca). Maroc có 453.000 ca trong khi các nước Tunisia, Ai Cập, Ethiopia, Libya, Algeria và Nigeria đều đã ghi nhận trên 100.000 ca nhiễm.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 86 bệnh nhân nhiễm mới, nâng tổng số ca tại khu vực lên 49.203 ca, trong đó 1.069 ca tử vong.

Bích Liên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm