Thêm hành lang pháp lý bảo tồn cảnh quan khu di sản Mỹ Sơn

28/10/2020 07:14 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vừa tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử Mỹ Sơn với quy mô 1.160 ha, trong đó hơn 98% là phân khu bảo vệ cảnh quan di tích. Tổng mức vốn đầu tư đến năm 2025 hơn 96 tỉ đồng.

Thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Thành lập Khu bảo vệ cảnh quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Ngày 22/10, tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Khu bảo vệ cảnh quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã được công bố thành lập nhằm mục tiêu bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động thực vật hoang dã hiện có, bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái rừng.

Việc thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn nhằm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa; bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động thực vật hoang dã hiện có; đồng thời bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái rừng, các giá trị di tích lịch sử văn hóa.

Ông Phan Văn Hộ, Giám đốc Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn chia sẻ: Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn là một di tích hết sức đặc biệt bởi không chỉ là quần thể công trình kiến trúc đền tháp mà di tích gắn với vùng cảnh quan độc đáo xung quanh. “Đó thực sự là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái rất lớn, chứa đựng những giá trị đa dạng sinh học nhưng đồng thời cũng là khu vực chứa đựng văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, mà ít nơi đâu có được, là lợi thế quan trọng để phát triển du lịch sinh thái trong khu vực một cách toàn diện và bền vững. Việc xâm hại và làm tổn thương các giá trị đặc biệt của thiên nhiên cũng có nghĩa làm thay đổi tính xác thực và toàn vẹn theo công ước bảo tồn di sản của Liên Hiệp Quốc”, ông Hộ nhấn mạnh.

Chú thích ảnh
Một góc di sản Mỹ Sơn

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 2223 phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn nhằm mục tiêu bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động thực vật hoang dã hiện có. Đồng thời bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái rừng, các giá trị di tích lịch sử văn hóa. Đây có thể xem là văn bản pháp lý quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa DSVHTG Mỹ Sơn trên lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo tồn cảnh quan Khu di sản.

Việc thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn là quyết định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh rừng tự nhiên trên thế giới và Việt Nam ngày một thu hẹp, giá trị các khu di tích đang bị đe dọa do sự can thiệp thô bạo của con người trong quá trình phát triển kinh tế. Vùng cảnh quan Mỹ Sơn khi được khoác lên mình danh hiệu Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa đồng nghĩa với việc các hệ sinh thái động thực vật trong rừng tự nhiên được mang trên mình giá trị cảnh quan, môi trường, văn hóa lịch sử, được nhà nước quan tâm bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng.

Ông Phạm Thế Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn ra đời đã góp phần mở rộng không gian bảo tồn DSVH Mỹ Sơn, là hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa. Thời gian qua, nhiệm vụ bảo tồn Mỹ Sơn của chính quyền và người dân là gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể, các công trình kiến trúc đền tháp Chăm và công tác giữ rừng. Hôm nay, nhiệm vụ bảo tồn di sản tiếp tục được song hành với công tác bảo vệ vùng cảnh quan xung quanh với một vị trí mới.

Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn với quy mô 1.160 ha nằm trên địa giới hành chính 2 xã Duy Phú, Duy Hòa (huyện Duy Xuyên) và giáp ranh với xã Duy Sơn (huyện Duy Xuyên), Sơn Viên (huyện Nông Sơn). Trong đó phân khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn có diện tích 1.138 ha (chiếm tỷ lệ 98,1%) và Phân khu Dịch vụ hành chính có diện tích 21,80 ha.

Kinh phí thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn đến năm 2025 dự kiến là 96,32 tỉ đồng. Trong đó sẽ tập trung vào thực hiện 4 chương trình hoạt động gồm: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (3.237 triệu đồng); Phục hồi sinh thái rừng (1.590 triệu đồng); Xây dựng cơ sở hạ tầng (90.765 triệu đồng); Giáo dục môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học (440 triệu đồng). 

Theo Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm