Thư gửi robot citizen: 'Chiến tranh và hòa bình'

04/03/2022 06:59 GMT+7

(lienminhbng.org) - Sophia thân mến!

Dịch giả Thúy Toàn: 'Puskin dạy tôi sự kiêu hãnh ấy'

Dịch giả Thúy Toàn: 'Puskin dạy tôi sự kiêu hãnh ấy'

Dịch giả Thúy Toàn kể: “Năm 12 tuổi (năm 1950), tôi xa gia đình vào học trường Thiếu sinh quân Việt Nam được phiên chế vào Đại đội 3, do nhạc sĩ Phạm Tuyên là Đại đội trưởng.

Lần sang Nga xem World Cup 2018, tôi và mấy anh em người Việt Nam cố gắng đến mộ Puskin (1799 - 1837) ở Saint Petersburg. Trong đoàn có đủ thành phần, từ nhà báo đến doanh nghiệp, nhưng tựu trung ai cũng mê đắm đại thi hào Nga với những bài thơ tình kiệt xuất.

Bạn tôi, nhà báo Thuận Phong của VTV, thốt lên khi đứng trước bức tượng đồng Puskin ngay cạnh Cung điện mùa Thu: “Tiếc quá, ông ấy chết quá sớm, nếu không thế giới còn được thừa hưởng nhiều tác phẩm bất hủ”.

Đúng vậy, Puskin chết ở tuổi 38 sau một "cuộc chiến” cá nhân để bảo vệ danh dự: Đấu súng với tình địch.

Tôi yêu Puskin, hẳn bạn cũng thế. Hoàng Thôn - tên tiếng Việt của thị trấn Puskin - quá đẹp và nên thơ. Hướng dẫn viên kể rằng, thời phát xít Đức tấn công vào Saint Petersburg và Hoàng Thôn nói riêng, nơi đây hoang tàn, đổ nát. Nhưng, sức dân cùng những bộ óc vĩ đại đã từng bước phục dựng lại để một Hoàng Thôn - Cung điện mùa Thu - thị trấn Puskin lại tỏa sáng. Hình ảnh những người dân đào hố chôn những cổ vật Cung điện mùa Thu khỏi bị quân thù tàn phá, vẫn được lưu giữ, rất lay động.

Chú thích ảnh
Nhà thơ Puskin

Dân tộc Nga đã hy sinh rất nhiều để góp phần giúp nhân loại tránh thảm họa phát xít. Dân tộc Ukranie cũng vậy. Và, dù chiến thắng phát xít, nhưng dân tộc Nga, Ukraine, cũng như các dân tộc khác trong Liên bang Xô Viết nói chung cùng cả nhân loại đã phải gánh chịu rất nhiều đau thương, mất mát.

Cho đến thời điểm này, một thực tế là vẫn còn quá nhiều mối liên hệ thiêng liêng giữa Nga và Ukraine. Rất nhiều người Nga có người thân ở Ukraine, và ngược lại. Chính vì vậy, nỗi đau của người dân 2 nước càng nhân lên gấp bội trong cuộc xung đột gây đổ máu giữa những người vốn là anh em của nhau. Những người yêu chuộng hòa bình đang cầu mong cuộc chiến chấm dứt. Bởi, đại dịch Covid-19 đã và đang làm điêu đứng cả nhân loại rồi.

Và năm đó, tôi đứng ở điện Kremlin, rảo bước ở Quảng trường Đỏ lẫm liệt, lòng vui mừng với người dân Nga khi họ đã nỗ lực tổ chức thành công một kỳ World Cup tuyệt vời. Tôi tận mắt cảm nhận những luồng sinh khí mới về kinh tế và tư duy đang thổi lên đất nước Nga mênh mông.

Nhưng trong và sau “chiến dịch quân sự đặc biệt” này, những lệnh trừng phạt dồn dập của phương Tây đối với Nga mà chúng ta thấy trong những ngày qua, chắc chắn sẽ khiến nước Nga bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Còn người dân Ukraine thì đã và đang phải hứng chịu cảnh bom đạn tàn phá khủng khiếp và rồi cảnh ly tán đẫm nước mắt.

Sophia biết không?

Trong chúng ta, hẳn nhiều người đã đọc “Chiến tranh và hoà bình” của Lev Tolstoy. Càng có tuổi, ở thời 4.0 nghiền ngẫm lại pho tiểu thuyết sử thi này, ta càng thấy những thông điệp không bao giờ cũ. Cuốn tiểu thuyết cho ta thấy rằng, dù thế gian này có tất cả những nỗi kinh hoàng như thế, nhiều nhân vật phản diện và những tên vô lại, trớ trêu thay cũng có thể tạm thời giành được tham vọng của mình. Có điều đặt lên bàn cân cuối cùng thì người tốt vẫn nhiều hơn kẻ xấu; hạnh phúc, bình an vẫn nhiều hơn cay đắng và hận thù, mặc dù không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng nhân loại đang dần để lại ở phía sau những điều tồi tệ nhất.

Cầu mong súng ngừng nổ, máu ngừng đổ giữa người Nga và Ukraine - một tâm nguyện dâng cao toàn cầu giữa cơn dịch giã chưa dứt.

Tạm biệt Sophia và hẹn thư sau!

Hữu Quý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm