17/08/2018 11:13 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 04 ở ven biển các tỉnh Thái Bình đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; tại Văn Lý (Nam Định) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Sầm Sơn (Thanh Hóa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Trong ngày hôm qua (16/08) đến sáng nay, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm, một số nơi lớn hơn như Km46 (Sơn La) 215mm, Bản Chiềng (Hòa Bình) 250mm, Hồi Xuân (Thanh Hóa) 116mm, Tây Hiếu (Nghệ An) 280mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 250mm,…
Hồi 07 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền sau đó suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào. Đến 07 giờ ngày 18/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 102,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trong sáng nay ở các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa còn có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7.
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới: cấp 3.
Bão số 4 đổ bộ, miền Bắc, miền Trung mưa rất to
Theo bản tin bão số 4 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/8 vùng tâm bão số 4 đi vào đất liền tỉnh Thanh Hóa và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Lúc 4 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, ở ven biển các tỉnh Thái Bình đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; tại Văn Lý (Nam Định) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Sầm Sơn (Thanh Hóa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Ở các tỉnh Nam đồng Bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to đến rất to.
Ở vịnh Bắc Bộ. sáng 17/8 còn có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; huyện đảo Cô Tô có gió giật cấp 7. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 2-4m, biển động mạnh; sóng trên vùng biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cao từ 2-3m.
Trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; khu vực đất liền ven biển tỉnh Thanh Hóa có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Từ 17/8-18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 150-250mm), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (300-400mm). Thủ đô Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 150-200mm).
Từ 17/8-18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà và sông Thao lên mức báo động 2 và trên báo động 2; sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Mã, sông Chu có khả năng lên mức báo động 2- báo động 3. Riêng sông Bưởi lên mức báo động 3 và trên báo động 3, thượng lưu sông Cả lên mức báo động 1- báo động 2; thượng lưu sông Thái Bình và hạ lưu sông Cả ở mức báo động 1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, đặc biệt tại Chương Mỹ (Hà Nội), Nho Quan và Gia Viễn (Ninh Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa). Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 2.
Ngoài ra, khoảng 3, 4 giờ ngày 17/8, một số nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa tại trạm Tân Trường (Tĩnh Gia) là 88mm. Cảnh báo, trong khoảng từ 8 -11 giờ ngày 17/8, các khu vực này tiếp tục có mưa to, có nơi mưa rất to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ và ảnh hưởng an toàn hồ đập ở Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện Như Thanh, Như Xuân và Tĩnh Gia. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Diễn biến chi tiết cho các vùng trên cả nước ngày và đêm 17/8, phía Tây Bắc Bộ, nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; riêng Sơn La-Hòa Bình có mưa to đến rất to. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 70 - 100%. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 27-30 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ, nhiều mây, đêm có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, riêng vùng ven biển có mưa to đến rất to; ngày có mưa to đến rất to. Gió Tây Bắc cấp 4-5; riêng vùng ven biển gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Độ ẩm từ 80 - 100%. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 27-30 độ C.
Thủ đô Hà Nội, nhiều mây, đêm có mưa vừa, có nơi mưa to; ngày có mưa to đến rất to. Gió Tây Bắc cấp 3-4. Độ ẩm từ 80 - 99%. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 27-30 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa -Thừa Thiên-Huế, nhiều mây, có mưa, mưa rào và có nơi có dông; riêng Thanh Hóa-Nghệ An có mưa to đến rất to. Gió Tây đến Tây Nam cấp 3; riêng vùng ven biển Thanh Hóa-Nghệ An gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8; riêng Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Độ ẩm từ 70 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C; cao nhất 28-31 độ C, phía Nam có nơi trên 31 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng- Bình Thuận, có mưa rào và dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Độ ẩm từ 60 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C; cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông. Gió Tây Nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 75 - 99%. Tây Nguyên nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C; cao nhất 27-30 độ C. Nam Bộ nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C; cao nhất 29-32 độ C.
6h sáng 17/8, khi đi vào vùng biển từ Thái Bình đến Nghệ An, bão số 4 đang suy yếu dần nhưng vẫn đang rất mạnh.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, ở ven biển các tỉnh Thái Bình đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; tại Văn Lý (Nam Định) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Sầm Sơn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Ở các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to đến rất to.
Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, như vậy sáng sớm nay (17/8) vùng tâm bão sẽ đi vào đất liền tỉnh Thanh Hóa và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào. Đến 04 giờ ngày 18/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 103,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Ở vịnh Bắc Bộ sáng nay còn có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; huyện đảo Cô Tô có gió giật cấp 7. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 2-4m, biển động mạnh; sóng trên vùng biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cao từ 2-3m.
Do ảnh hưởng của bão, trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; khu vực đất liền ven biển tỉnh Thanh Hóa có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn: Từ 16/8 đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 150-250mm), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (300-400mm). Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 150-200mm).
Từ hôm nay đến ngày 18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà và sông Thao lên mức BĐ2 và trên BĐ2; sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Mã, sông Chu có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3, thượng lưu sông Cả lên mức BĐ1-BĐ2; thượng lưu sông Thái Bình và hạ lưu sông Cả ở mức BĐ1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, đặc biệt tại Chương Mỹ (Hà Nội), Nho Quan và Gia Viễn (Ninh Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa).
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.
Đã đóng 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Sơn La
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới, do ảnh hưởng của bão số 4, khu vực lòng hồ Hòa Bình khả năng có mưa đặc biệt lớn từ 400-500mm. Để gia tăng dung tích đón lũ cho hồ Hòa Bình, giảm áp lực cho hạ du, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành Công điện số 41, chỉ đạo Công ty Thủy điện Sơn La đóng 1 cửa xả đáy hồ Sơn La vào 18 giờ ngày 16/8.
Nội dung Công điện cũng yêu cầu tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, thường xuyên báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Tùy theo diễn biến mưa lũ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sẽ có quyết định điều hành phù hợp với tình hình thực tế.
16 giờ ngày 16/8, mực nước hồ Thủy điện Sơn La ở cao trình 204,38 m, lưu lượng đến hồ 3.575 m3/s, tổng lưu lượng xả 4.686 m3/s (gồm lưu lượng qua 1 cửa xả đáy và lưu lượng chạy máy phát điện).
Hồi 16 giờ chiều qua 16/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, cách Nam Định 130km, cách Thanh Hóa 170km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, từ đêm nay (16/8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An, sau đó bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Thượng Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc).
Do ảnh hưởng của bão, từ tối nay trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ đêm tăng lên cấp 8, giật cấp 10; các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn: Từ hôm nay (16/8) đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).
Từ hôm nay đến ngày 18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Mã, sông Chu có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3, thượng lưu sông Cả lên mức BĐ1-BĐ2; thượng lưu sông Thái Bình và hạ lưu sông Cả ở mức BĐ1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.
Đóng 1 cửa xả đáy hồ Thủy điện Tuyên Quang
Căn cứ vào nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và thực tế hiện nay, thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ban hành Công điện số 40 chỉ đạo Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng 1 cửa xả đáy hồ Tuyên Quang vào 15 giờ ngày 16/8.
Nội dung Công điện cũng yêu cầu tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, thực hiện phát điện các tổ máy để duy trì mực nước thượng lưu theo quy định. Tùy theo diễn biến mưa lũ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sẽ có quyết định điều hành trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế.
13 giờ ngày 16/8, mực nước hồ Thủy điện Tuyên Quang ở cao trình 105,04 m, dưới mực nước quy định theo quy trình 0,16 m, lưu lượng đến hồ 686 m3/s, tổng lưu lượng xả 1.101 m3/s (gồm lưu lượng qua 1 cửa xả đáy và lưu lượng chạy máy phát điện).
Nghệ An yêu cầu đưa tàu thuyền trên biển về bờ trước 15 giờ ngày 16/8
Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, tỉnh Nghệ An đã có công điện khẩn về việc cấm các loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi kể từ 10 giờ ngày 16/8 và yêu cầu các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu để đảm bảo an toàn trước 15 giờ ngày 16/8.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An cho biết trên địa bàn tỉnh có 3.868 phương tiện, với 18.189 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển. Đến chiều 16/8 có 3.672 phương tiện, với 16.589 lao động đã về neo đậu tại bến. Tại Nghệ An cũng có 47 phương tiện, với 260 lao động của các tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hóa đánh bắt hải sản trên biển đang neo đậu tại các bến ở Nghệ An.
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, ngay trên đảo Bạch Long Vĩ, cách Nam Định 160km, cách Thanh Hóa 200km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, từ đêm nay (16/8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An, sau đó bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Lào.
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc).
Do ảnh hưởng của bão, từ tối nay trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ đêm tăng lên cấp 8, giật cấp 10; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn: Từ hôm nay (16/8) đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).
Từ hôm nay đến ngày 18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi và thượng lưu sông Mã có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3, hạ lưu sông Mã ở mức BĐ1-BĐ2; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.
Ngày 16/8, bão số 4 đã vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và đi vào phía Đông vịnh Bắc Bộ. Đây là cơn bão có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp các khu vực có nhiều trung tâm kinh tế lớn của đất nước và có nhiều hoạt động vận tải biển, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản...
Quân đội sẵn sàng lực lượng hỗ trợ nhân dân
Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ Quốc phòng đã có Công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị của quân đội nằm trong vùng ảnh hưởng của bão theo dõi nắm chắc diễn biến của bão, duy trì nghiêm chế độ trực, bảo đảm an toàn cho lực lượng, trang bị, kho tàng; sẵn sàng huy động lực lượng phương tiện giúp dân phòng, chống bão số 4; phối hợp với chính quyền địa phương, kiểm tra những khu vực đê, kè, hồ đập xung yếu, các khu vực có nguy cơ ngập lụt chia cắt, sạt lở đất..; sẵn sàng giúp địa phương di dời nhân dân đến nơi an toàn để tránh trú bão và hoàn lưu sau bão.
Tính đến 6 giờ 00 ngày 16/8, quân đội đã sẵn sàng huy động hơn 600 nghìn cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, dự bị động viên; gần 3 nghìn phương tiện các loại (tàu, xuồng, ô tô, xe đặc chủng); các đơn vị thành lập kíp trực, tổ chức kiểm tra các khâu chuẩn bị cuối cùng sẵn sàng ứng phó hiệu quả với bão số 4.
Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho gần 40 nghìn phương tiện, hơn 150 nghìn người trên các phương tiện lồng bè, lều, chòi canh biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển, vòng tránh, thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm bảo đảm an toàn.
Lúc 10 giờ ngày 16/8, vị trí tâm bão số 4 ngay trên đảo Bạch Long Vĩ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 12.
Lúc 10 giờ ngày 16/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, ngay trên đảo Bạch Long Vĩ, cách Móng Cái 180 km, cách Nam Định 180 km, cách Vinh 290 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 120 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Từ đêm 16/8, vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Đến 10 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Bắc Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110 km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão số 4, vịnh Bắc bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên) gồm toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc bộ (Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc).
Từ tối 16/8 trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6-7, đêm tăng lên cấp 8, giật cấp 10; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn, từ ngày 16-18/8, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Thủ đô Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).
Từ 16-18/8, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi và sông Mã có khả năng lên mức báo động 2-báo động 3, riêng sông Bưởi lên mức báo động 3 và trên báo động 3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc bộ và Bắc Trung bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 2.
Lúc 10 giờ 16/8, vị trí tâm bão số 4 ở ngay trên đảo Bạch Long Vĩ, cách Móng Cái 180 km, cách Nam Định 180 km, cách Vinh 290 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 12.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ 8 giờ ngày 16/8, bão số 4 đã mạnh thêm, ở đảo Bạch Long Vĩ đo được gió mạnh 25m/s (cấp 10), giật cấp 11 (32m/s).
Lúc 10 giờ ngày 16/8, vị trí tâm bão số 4 ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, ngay trên đảo Bạch Long Vĩ, cách Móng Cái 180 km, cách Nam Định 180 km, cách Vinh 290 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 120 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15 km. Từ đêm 16/8, vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Đến 10 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Bắc Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110 km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão số 4, vịnh Bắc bộ tiếp tục có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên) gồm toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc bộ (Bắc vĩ tuyến 18,5 độ Vĩ Bắc).
Từ tối 16/8 trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6-7, đêm tăng lên cấp 8, giật cấp 10; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 8.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn, từ ngày 16-18/8, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Thủ đô Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).
Từ 16-18/8, ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi và sông Mã có khả năng lên mức báo động 2-báo động 3, riêng sông Bưởi lên mức báo động 3 và trên báo động 3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức báo động 1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc bộ và Bắc Trung bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 2.
Sáng nay (16/8), bão số 4 di chuyển nhanh (15-20km/giờ) theo hướng Tây Tây Nam. Lúc 07 giờ tại Bạch Long Vĩ đã đo được gió mạnh 19m/s (cấp 8), giật 26m/s (cấp 10).
Hồi 8 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, cách Móng Cái 180km, cách Nam Định 230km, cách Vinh 370km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, từ nửa đêm nay đến trưa mai (17/8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Đến 07 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, ở vịnh Bắc Bộ có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; huyện đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 4-6m, biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc).
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, từ đêm nay trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6, từ sáng sớm mai tăng lên cấp 7, giật cấp 9; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn: Từ hôm nay (16/8) đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).
Từ hôm nay đến ngày 18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi và sông Mã có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (16/8), ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh.
Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh, sóng lớn ở vùng biển phía Nam: cấp 1.
Nam Định cấm biển từ 5 giờ ngày 16/8
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị đã yêu cầu các địa phương ven biển thực hiện cấm biển từ 5 giờ ngày 16/8 và khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh, trú an toàn.
Theo dự báo, do ảnh hưởng của bão số 4, từ ngày 16 - 17/8 vùng biển Nam Định có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao, biển động mạnh, nguy hiểm với tàu thuyền. Do đó, các huyện, thành phố, sở, ngành tập trung ứng phó với bão theo phương châm “4 tại chỗ”; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng, tránh.
Các địa phương khẩn trương rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn ngư dân vào nơi tránh, trú an toàn; có phương án sơ tán người canh coi tại các chòi canh ngao, gia cố lồng bè nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt, kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu thuyền khi bão đổ bộ; di dời dân ở các khu vực nguy hiểm, cửa sông, ven biển vào nơi an toàn trước 13 giờ ngày 16/8.
Cùng với đó, các địa phương triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, nhất là với các trọng điểm phòng, chống lụt bão, các công trình đang thi công, các vị trí đê, kè bị ảnh hưởng của các đợt mưa, lũ trước nhưng chưa khắc phục xong; chuẩn bị sẵn sàng vật tư dự trữ, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Các Công ty khai thác công trình thủy lợi chủ động các biện pháp phòng chống úng, ngập; chuẩn bị máy bơm dã chiến để chống úng cho lúa, nhất là đối với trên 20.000 ha lúa mùa mới gieo cấy lại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định, đến tối 15/8 đã có trên 1.380 tàu thuyền với hơn 3.700 lao động trong tổng số trên 2.100 tàu thuyền và trên 5.700 lao động của tỉnh Nam Định vào neo đậu tại các khu tránh, trú an toàn. Hiện lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đang khẩn trương thông báo, kêu gọi gần 1.300 lao động nuôi ngao ở khu vực ven biển của tỉnh vào bờ.
Cảnh báo lũ, lũ quét miền Bắc
Từ nay đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt).
Cảnh báo: Từ hôm nay đến ngày 18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-7m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi và sông Mã có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi (Thanh Hóa) lên mức BĐ3 và trên BĐ3; sông Thái Bình ở mức BĐ1.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt: cấp 1-2.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và tại các đô thị thuộc tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Phủ Lý, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An.
Từ nửa đêm 16/8 tâm bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ Quảng Ninh đến Nghệ An
Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, cách Móng Cái 210km, cách Thái Bình 320km, cách Vinh 450km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 04 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô từ trưa và chiều gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 2-4m, biển động rất mạnh.
Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc).
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km; từ nửa đêm nay đến trưa 17/8, vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An, sau đó bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, từ đêm nay trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6, từ sáng sớm mai tăng lên cấp 7, giật cấp 9; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn
Từ nay đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).
Từ ngày 16-18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-6m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà và vùng hạ lưu sông Mã lên mức BĐ1- BĐ2; sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi, vùng thượng lưu sông Mã có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1.
Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (16/8), ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh.
Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh, sóng lớn ở vùng biển phía Nam: cấp 1.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại Yên Bái
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo, hiện nay trên khu vực tỉnh Yên Bái đang có mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa trong 2 giờ qua (từ 01 - 03h/16/08) tại trạm Tân Đồng (huyện Trấn Yên) 47mm, Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ) 14mm, Mậu A (Văn Yên): 29mm. Cổ Phúc (Trấn Yên) 16mm…
Nhận định: Trong 1-3 giờ tới, trên khu vực tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to với lượng mưa khoảng 40-70mm.
Cảnh báo: Trong khoảng từ 3-6 giờ tới, lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ xảy ra tại tỉnh Yên Bái, đặc biệt là ở các huyện Trấn Yên, Văn Yên…
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Nhiều địa phương có nguy cơ ngập úng
Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do ảnh hưởng của mưa và kỳ triều kém ở ven biển Đồng bằng Bắc bộ làm giảm hiệu quả tiêu úng của các cống tiêu vùng ảnh hưởng triều, từ ngày 17-18/8 sẽ có nguy cơ xảy ra ngập úng ở các tỉnh, thành phố như: Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An.
Để chuẩn bị cho cơn bão số 4, các địa phương thuộc khu vực Bắc bộ vận hành các công trình thủy lợi chủ động tiêu nước đệm. Tính đến 16 giờ ngày 15/8, cả khu vực có 481 máy bơm tiêu; trong đó Bắc Giang 9 chiếc, Bắc Ninh 51 chiếc, Hải Dương 141 chiếc, Hà Nội 125 chiếc, Hà Nam 81 chiếc, Ninh Bình 58 chiếc, Phú Thọ 16 chiếc. Có 81 cống tiêu; trong đó, Nam Định 6 cống, Ninh Bình 19 cống, Thái Bình 2 cống, Hưng Yên 19 cống, Hà Nam 3 cống, Hải Phòng 30 cống, Công ty Bắc Hưng Hải 2 cống đang được vận hành.
Hiện nay, tại khu vực Bắc bộ, có 82/289 hồ chứa lớn đầy nước, chiếm 27% tổng số hồ. Các hồ chứa nhỏ có 990/2.696 hồ tích đầy nước, chiếm 36% tổng số hồ.
Tại khu vực Bắc Trung bộ, có 22/135 hồ chứa lớn đầy nước, chiếm 16% số hồ; các hồ chứa nhỏ có 988/1.785 hồ tích đầy nước, chiếm 55% số hồ.
Tại khu vực Tây Nguyên, có 3/121 hồ chứa lớn đầy nước; có 530/1.009 hồ nhỏ đầy nước, chiếm 53% số hồ.
Theo báo cáo của các địa phương, các hồ chứa do công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý và các hồ chứa nhỏ do các địa phương quản lý tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến mực nước và hiện trạng công trình. Đến nay, các hồ chứa đều đảm bảo an toàn.
Trước tình hình trên, Tổng cục Thủy lợi yêu cầu các đơn vị, tiếp tục vận hành các công trình thủy lợi để tiêu nước đệm trong hệ thống công trình thủy lợi để chủ động ứng phó với ảnh hưởng thời tiết. Chủ động hạ thấp mực nước các hồ chứa nước có cửa van xuống mức chủ động đón mưa, lũ, bảo đảm an toàn công trình và không xả lũ bất thường làm ảnh hưởng đến vùng hạ du.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, sẵn sàng triển khai việc xử lý giờ đầu khi có nguy cơ xảy ra sự cố công trình; vận hành công trình thủy lợi tiêu úng để sẵn sàng đối phó với ảnh hưởng của đợt mưa lớn tiếp theo.
Dự báo, từ 17-18/8, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, nhiều địa phương thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ có thể có mưa to đến rất to, lượng mưa trên 100 mm/ngày.
Bão Bebinca đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Trung tâm khí tượng tỉnh Quảng Đông (Guangdong), miền Nam Trung Quốc, cho biết vào khoảng 21 giờ 40 phút (20 giờ 40 phút giờ Việt Nam) tối 15/8, cơn bão nhiệt đới Bebinca đã đổ bộ vào thành phố Trạm Giang (Zhanjiang) của tỉnh Quảng Đông với sức gió lên tới 82,8 km/h. Đây là cơn bão thứ 16 đổ bộ vào Trung Quốc trong năm nay.
Theo phóng viên TTVXVN tại Trung Quốc, tính tới trưa 15/8, do việc tạm dừng các dịch vụ vận chuyển tàu phà trên Eo biển Quỳnh Châu (Qiongzhou) – nằm giữa tỉnh Quảng Đông và tỉnh đảo Hải Nam (Hải Nam), nên 10.500 phương tiện và 23.600 người bị mắc kẹt.
Trong khi đó, Trung tâm cứu trợ hạn hán và kiểm soát lũ lụt tỉnh Quảng Đông cho biết tất cả 1.254 tàu đánh cá ở 11 thành phố duyên hải ở phía Tây tỉnh này đã trở về cảng và 8.721 thành viên thủy thủ đoàn đã về đến bờ.
Trung tâm khí tượng tỉnh Quảng Đông dự đoán bão Bebinca sẽ quét qua Bán đảo Lôi Châu (Leizhou) của tỉnh Quảng Đông, trước khi di chuyển đến Vịnh Bắc Bộ vào sáng 16/8. Cơn bão này sẽ có sức gió mạnh và gây nhiều mưa lớn tại khu vực phía Tây tỉnh Quảng Đông và các thành phố ở châu thổ sông Châu Giang (Zhujiang).
Thảo Nhi
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất