07/12/2017 14:20 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án công trình kè tạo bãi chống sạt lở bờ biển, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện cơ chế giao đất đầu tư các dự án sau khi doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi trồng rừng, nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực thực hiện một số dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ..., kết hợp với xây dựng công trình kè chống sạt lở, gây bồi, tạo bãi trồng rừng lấn biển.
Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cho chủ trương, cơ chế cho doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thuê đất đối với phần diện tích được bảo vệ và phục hồi phía trong công trình sạt lở. Trung ương cần sớm có chủ trương, cơ chế kéo dài thời hạn cho thuê thuê đất từ 50 đến 70 năm, đây là chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhiều doanh nghiệp có năng lực đầu tư xây dựng kè chống sạt lở bờ biển Cà Mau.
Việc cho phép trồng rừng trên phần diện tích gây bồi, tạo bãi được xem là diện tích rừng thay thế, nhằm mục đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp bên trong (kể cả đất rừng phòng hộ chưa có rừng hoặc đã có rừng, để doanh nghiệp thuận lợi trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, quy mô và diện tích cho thuê đất được xác định trên cơ sở diện tích được kè bảo vệ và gây bồi tạo bãi, với tỷ lệ đầu tư xây dựng được 1 ha kè phục hồi tạo bãi thì được cho thuê không quá 5 ha đất phía trong liền kề.
Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm, kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí để tỉnh chủ động nguồn vốn triển khai đầu tư xây dựng công trình chống sạt lở khu vực ven biển của tỉnh.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, những năm gần đây, các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu đã gây nên tình trạng sạt lở đất bờ sông, bờ biển diễn ra rất nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Qua số liệu công bố hiện trạng rừng và đất kiểm lâm năm 2016 của tỉnh cho thấy, sạt lở bờ biển kéo dài gần 10 năm qua đã ''xóa sổ'' hơn 4.000 ha rừng ven biển, bình quân mỗi năm diện tích rừng mất đi khoảng 400 ha.
Hiện nay, tình hình sạt lở bờ biển Cà Mau là rất nghiêm trọng, được xem là vấn đề khẩn cấp. Song do điều kiện ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, do vậy, tỉnh Cà Mau đã tính đến giải pháp huy động thêm nguồn lực của xã hội để đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Kim Há
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất