Qatar sử dụng ‘lá bài Mỹ’ trong khủng hoảng vùng Vịnh?

05/07/2017 14:17 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Theo nhận xét của một nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu, lý do duy nhất mà Qatar chấp thuận mở căn cứ không quân Mỹ tại Doha là sử dụng nó như một quân bài đảm bảo an ninh để có thể làm bất kỳ điều gì mình thích.

Tờ Alarabiya dẫn lời cựu Đại sứ Mỹ ở Trung Đông Dennis Ross đưa tin chính quyền Mỹ đang chuẩn bị tìm kiếm địa điểm thay thế căn cứ Al Udeid ở Qatar nếu Doha không thay đổi các hành xử.

“Họ sẽ không đuổi chúng ta, vì lý do cho phép chúng ta đóng quân bởi vì họ nhìn nhận Mỹ đang cung cấp một lá bài đảm bảo an ninh cho họ. Điều đó đưa cho họ một lời đảm bảo và một tờ giấy phép cho họ tiếp tục thực hiện điều đang làm”, chuyên gia Ross trả lời kênh truyền hình Fox News về khủng hoảng gia tăng tại vùng Vịnh.

Chú thích ảnh
Căn cứ Al Udeid của Mỹ tại Doha. Ảnh: CNBC

Ông Ross có 2 năm làm trợ lý đặc biệt cho cựu Tổng thống Barack Obama và Giám đốc cấp cao Hội đồng An ninh Quốc gia vùng Trung Đông, đồng thời có 1 năm đảm nhiệm vị trí cố vấn đặc biệt cho cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Với kinh nghiệm hơn 12 năm, Đại sứ Ross đóng vai trò dẫn đầu trong việc hình thành sự can thiệp của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông và giải quyết trực tiếp các bên đàm phán.

“Tôi nghĩ mấu chốt ở đây là chúng ta cần phải là người truyền tải thông điệp tới họ. Chúng ta sẽ không tiếp tục sử dụng căn cứ này và chuẩn bị tìm kiếm một địa điểm thay thế. Họ muốn Mỹ là điểm đảm bảo an ninh. Họ cần phải hiểu nếu như không thay đổi cách hành xử, họ sẽ khiến căn cứ này gặp nguy”, Đại sứ Ross nhận xét.

Khủng hoảng vùng Vịnh: Nới 'thời hạn chót' với Qatar

Khủng hoảng vùng Vịnh: Nới 'thời hạn chót' với Qatar

Ngày 3/7, đài truyền hình nhà nước Arabiya TV của Saudi Arabia đưa tin các nước Arab cô lập Qatar đã nhất trí gia hạn thời hạn chót mà Qatar phải thực hiện bản danh sách các yêu cầu của các nước này.

Bên cạnh “lá bài Mỹ’, Qatar còn có trong tay “lá bài Thổ Nhĩ Kỳ” để khiến chiến tranh Qatar không bùng nổ mặc cho căng thẳng vùng Vịnh leo thang. Khả năng xảy ra xung đột quân sự ở Qatar là khá thấp do tại đó vẫn có lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thành viên của NATO mà chắc chắn khi có xung đột thì các nước thành viên khác của khối này sẽ không "khoanh tay đứng nhìn".

Về phần mình, Saudi Arabia cũng hiểu rõ rằng ưu thế chính trị và quân sự lúc này không đứng về phía họ.

Trước đó, vào ngày 5/6, Saudi Arabia và các đồng minh tuyên bố họ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và đưa ra một bản yêu sách gồm 13 điểm buộc Doha phải đáp ứng. Họ cáo buộc Qatar hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố và thân thiết với Iran. Tuy nhiên phía chính quyền Doha đã bác bỏ mọi lời cáo buộc.

Theo Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm